the-nao-la-tac-pham-van-hoc-chan-chinh

Thế nào là tác phẩm văn học chân chính?

Tác phẩm văn học chân chính.

Tác phẩm văn học chân chính là gì?

Tác phẩm văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…).

Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản.

Yêu cầu của một tác phẩm văn học chân chính.

Xuất phát từ phía nhà văn:

Nhà văn phải có tấm lòng chan chứa tình yêu thương, phải biết đồng cảm, xót thương, sẻ chia với những nỗi khổ đau, bi kịch của con người. Nhà văn phải là người “cho máu”. Văn chương xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của con người. Vì thế, tư tưởng tình cảm càng chân thực, sâu sắc, mãnh liệt thì tác phẩm càng có giá trị. Trong nỗi đau, cảm xúc của con người thường dâng lên tận cùng của sự chân thực, sâu sắc, mãnh liệt. Vì thế, có thấu hiểu được những nỗi đau ấy, nhà văn mới tạo nên những sáng tác giá trị.

L.Tonxtoi khẳng định “một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường(…) Nhà văn tồn tại ở đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu)

Xuất phát từ bản chất của văn chương:

“Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam).

“Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái xấu cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện”.

“Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”

“Tác phẩm văn học chân chính phải hướng đến giá trị con người”.

“Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người”.

“Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang