Thuyết minh thú chơi hoa mai, hoa đào ngày tết của người Việt Nam.
- Mở bài:
Mấy ai vào ngày tết cổ truyền dân tộc mà không mua hay tự trồng một cây mai, cây đào rồi để ở trước cửa nhà nghinh xuân, đón tết. Một cành mai, cành đào nở rộ thắm tươi hoặc vàng tơ hoặc hồng non phơi phới, người Việt tin rằng nó sẽ mang đến cho gia đình phúc lành, êm ấm trong năm mới. Trồng mai, trồng đào và tạo ra những đóa hoa đẹp vốn đã là một nét văn hóa đậm chất phương Đông.
- Thân bài:
Cây đào (tên khoa học: Prunus pérsica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Cây có nguôn gốc tư Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước Công nguyên.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều lên núi bẻ một cành hoa mai, đào về cắm trong nhà vì tin rằng hoa đào có thể trừ ma quỷ, giữ yên nhà cửa, để làm đẹp không gian, chào đón tài lộc và vận may.
Ngày nay, hoa đào, hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa hợp được trang trí mây ngày xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. Hoa đào mang ý nghĩa của một sự khởi đầu, sự tươi mới và trong sáng. Ngoài ra trong thuật phong thủy, loài hoa này tượng trưng cho cung “tình duyên”, đồng thời được sử dụng như một phương thức hóa giải cho gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.
Cây đào là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5 – 10 m. Lá có hình mũi mác, dài 7 – 15 cm và rộng 2 – 3 cm . Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5 – 3 cm, màu hồng với năm cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Cây hoa đào có nhiều loại, phổ biến nhất là đào bích có màu hồng thẫm, sai hoa. Đào phai hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa. Đào bạch ít hoa hơn, giống hoa màu trắng tương đối khó trồng. Các giống đào này đều cánh kép, cho quả bé hoặc không cho quả. Đào thất thôn cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dáng thế.
Cây đào ưa đất thịt nặng, đất sét thoát nước, phân bón vừa phải và nhiều ánh sáng. Trong vườn đào, phía nào thiếu ánh sáng, tán cây sẽ khuyết về phía đó. Cây đào là cây rụng lá hàng năm vào mùa đông. Mùa xuân lại nảy lộc mới, kết hợp cho hoa, vì vậy người ta phải tác động nhiều khâu kĩ thuật để cành đào đẹp và nở đúng vào tết.
Giữa tháng Chạp nụ hoa có điểm đỏ của cánh hé ra là vừa, nếu trời nồm ấm, hoa có thể nở sớm, hãm bằng cách tưới thật đẫm và bón thúc đậm phân cho cây trẻ lại hoặc để đất thật khô để hãm cây. Nếu trời quá rét, hoa có thể nở chậm, người ta cũng tưới ít và tưới nước giải loãng để thúc. Khi thu hoạch đem bán phải dùng cưa, nếu chặt sẽ làm lay gốc, đứt rễ, không tốt. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi ni lông lồng vào gốc rồi buộc chặt. Không nên đốt gốc, hoa sẽ nhỏ và mau tàn vì cây không hút được nước từ bình cắm mà chỉ tiêu thụ chất dự trữ tại thân mà thôi.
Hoa đào là loài hoa đặc biệt của Tết Nguyên đán. Nhiều người ưa chuộng hoa đào chơi Tết vì cho là đào có hoa màu đỏ sẽ đem lại sự may mắn trong năm. Các cụ xưa còn có thâm ý cắm đào trong nhà để cản gió độc, đuổi tà khí ra ngoài. Sân nhà có trồng hoa đào còn được coi là sân của nhà phú quý.
- Kết bài:
Mùa xuân đến, hoa mai, hoa đào rộ nở. Những cành đào, cành mai mỗi dịp Tết đến đều mang một ý nghĩa chào đón và hi vọng về những điều tốt đẹp cho một năm mới. Và cũng có một cành đào mà ý nghĩa của nó đã vượt qua thời gian và không gian, mãi khắc sâu vào tâm trí mọi người: cành đào chiến thắng của vua Quang Trung gửi công chúa Ngọc Hân hơn hai trăm năm trước.