thuyet-minh-ve-tac-gia-ho-chi-minh

Thuyết minh về tác giả Hồ Chí Minh

Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

  • Mở bài:

Thiên tài Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại, nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ lớn, anh hưng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trong một bài phát biểu, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tự hào nói về Hồ Chí Minh: “là một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. Những di sản văn hóa quý báu do Người để lại, đến nay còn nguyên giá trị và sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

  • Thân bài:

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, ngày mất 2-9-1969, quê hương xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở thiếu thời còn có tên gọi Nguyễn Sinh Cung, đến khi tham gia hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Lúc nhỏ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại Trường Quốc học Huế và đã có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh.

Từ năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người hoạt động cách mạng ở nhiều nước như: Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan… Ngày 2-9-1945, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.  Từ tháng 1- 1946 đến khi qua đời, Người giữ cương vị là chủ tịch nước.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa của nhân loại. . Năm 1990, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.

Trong sáng tác văn học, Hồ Chí Minh có quan điểm rất rõ ràng. Sinh thời, Người không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị. Người trình ‘bày khả rõ quan điểm sáng tác văn học của mình:

Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng góp phần đấu tranh và phát triển xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức, tính chân thật và tính dân tộc của văn học. . Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai? ”, “Viết để làm gì? ”, “ Viết cái gì? ” và “Cách viết thế nào? Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, tránh lối viết cầu kì, xa lạ nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh là minh chứng hùng hồn cho hệ thống quan điểm sáng tác của Bác.

Người luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người cung luôn căn dặn nhà văn phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực phong phú của đời sống cách mạng và “nên chú ý phát huy cốt cách của dân tộc” và “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Bác để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và thành công trên nhiều bình diện, nhiều tác phẩm trở thành chuẩn mực.

Văn chính luận:

Đây là thể loại được Bác viết từ rất sớm, Người xem văn chương là một loại vũ khí hiệu quả trong công cuộc đấu tranh. Người viết với mục đích đấu tranh chính trị tấn công trực diện vào kẻ thù, thức tỉnh giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua các chặng đường lịch sử.

Với những tác phẩm tiêu biểu như: “Bản án chế độ thực dân Pháp ” (1925): Tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung – đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân trên diện rộng. Một số chương của tác phẩm này có giá trị văn chương và gây xúc động cho người đọc sâu sắc.

“Tuyên ngôn Độc lập” (1945): thể hiện khát vọng độc lập tự do dân tộc ta và tuyên bố cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi. “Tuyên ngôn Độc lập ” có giá trị về nhiều mặt: giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nhân bản, giá trị nghệ thuật.

Hai lời kêu gọi “Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến ” (1946)“Không cỏ gì quý hơn độc lập tự do ” (1966), thể hiện tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Nội dung của những văn kiện trên là những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, văn phong hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước.

“Di chúc” (1969) là lời dặn dò ân cần của Bác trước lúc ra đi. Bản di chúc vừa thắm đượm tình yêu thương con người vừa đề ra chiến lược trong hướng phát triển của đất nước.

Truyện và kí:

Bác là người đi tiên phong trong cách viết truyện và kí. Tuyển tập “Truyện và kí” của Nguyễn Ái Quốc tập hợp những truyện ngắn và kí được viết từ 1922 – 1925 nhằm tấn công kẻ thù bằng mũi nhọn chính luận sắc sảo và sự thật công khai của đời sống, tất nhiên là có sự hỗ trợ cần thiết và có hiệu quả của những phương thức hư cấu, sáng tạo nghệ thuật.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác viết truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm ” (1949) với bút danh là Trần Lực, là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan, niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

Ngoài truyện ngắn, Hồ Chí Minh còn có những tác phẩm kí được sáng tác với các bút danh khác nhau như: “Nhật kí chìm tàu” (1931), “Vừa đi đường vừa kể chuyện ” (1963) với bút danh T.Lan.

Thơ ca:

Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh. Có thể kể đến 3 tập thơ của Người được tuyển chọn qua các thời kì: “Nhật kí trong tù” gồm 133 bài, “Thơ Hồ Chí Minh” (1967) gồm 86 bài, “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” (1990) gồm 36 bài.

– “Nhật kí trong tù”: Là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Đồng thời cũng là tập thơ thể hiện trình độ nghệ thuật thơ ca siêu việt của Bác.

– Nhật kí trong tù trước hết là tập thơ có giá trị hiện thực sâu sắc. Nhiều bài thơ đã ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943 (Lai Tân, Đánh bạc, Cháu bé trong nhà loa Tân Dương…).

– Nhật kí trong tù còn là bức chân dung tinh thần tự họa của người tù – thi sĩ – chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:

+ Một tâm hồn luôn yêu thương tha thiết, trân trọng những kiếp người bị đày đọa đau khổ (Một người tù cơ bạc vừa chết, Người bạn tù thổi sáo, Phu làm đường…)

+ Một tinh thần lạc quan kiên cường bất khuất (Bốn tháng rồi, Giải đi sớm…).

+ Một phong thái ung dung thỏa mái, một tâm hồn mềm mại tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người (Chiều tối, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Ngắm trăng, Mới ra tù tập leo núi…).

+ Một tâm hồn luôn khao khát tự do, một tấm lòng yêu nước mãnh liệt luôn hướng về quê hương đất nước với nỗi nhớ da diết và lo lắng bồn chồn (Không ngủ được, Nhớ bạn, Tức cảnh, Đêm thu…).

+ Một tầm nhìn xa trông rộng luôn hướng về tương lai tươi sáng (Trời hửng, Nghe tiếng giã gạo…)

– Bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng – hình ảnh thu nhỏ của hiện thực xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch được miêu tả chân thật, giàu sức tố cáo càng làm bật lên bản lĩnh và ý chí của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

– “Nhật kí trong tù ” còn là một tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo và là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật.

– Về nghệ thuật: Nhật kí trong tù là tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, phong cách đa dạng, độc đáo, với nhiều giọng điệu nhiều bút pháp khác nhau. Nét phong cách bổi bật trong Nhật kí trong tù là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần hiện đại, là sự hòa quyện giữa tâm hồn thi sĩ và tư thế của người chiến sĩ.

Những sáng tác trong thời kì trước và sau Cách mạng gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bỉ mật. Cũng có những vần thơ được Bác sáng tác để trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động cách mạng.

Thơ kháng chiến chống Pháp của Bác thể hiện tinh thần yêu nước sâu nặng của vị lãnh tụ: Lo lắng cho vận mệnh đất nước, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, vui mừng trước thắng lợi ở chiến trường, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác. Những sáng tác của Bác trong thời kì này vừa kết hợp chất trữ tình cách mạng đằm thắm và cảm hứng anh hùng ca của thời đại.

Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là những bài cổ thi thâm thúy viết về nhiều đề tài: về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những chuyến thăm nước ngoài, về tình bạn và chút tâm tình riêng.

Văn thơ Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc tấm lòng giàu yêu thương và tâm hồn cao cả của Người. Qua di sản văn chương quý giá đó, các thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học và giá trị tinh thần cao quý.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Văn chương Hồ Chí Minh kết hợp được sâu sắc từ bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người đều có phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất có sự kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật.

Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sác sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.

Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi cách mạng, mang đậm chất trí tuệ, sáng tạo, hiện đại, giàu tính chiến đấu. Nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén vừa hết sức thâm thúy.

Về thơ ca, phong cách sáng tạo của Người rất đa dạng. Nhiều bài viết theo hình thức cổ thi uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Bác còn vận dụng linh hoạt nhiều thể loại thơ ca để phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. Nghệ thuật thơ ca thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hòa hợp độc đáo giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.

Bên cạnh đó còn phải kể đến một số tác phẩm Người viết trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật ở chiến khu Việt Bắc (1941 – 1945) và trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). Những tác phẩm này càng cho thấy một hồn thơ tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp của con người và tạo vật, kết hợp được chất trữ tình cách mạng với cảm hứng anh hùng của thời đại (Tin thắng trận, Tặng Bùi Công, Cảnh khuya, Lên núi,…)

Điểm nổi bật trong thơ Bác là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” nhưng phong thái vẫn ung dung tự tại, tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh với một niềm tin vào tương lai tất thắng của cách mạng dù trên bước đường đó còn nhiều gian nan thử thách.

Hồ Chí Minh từng viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”, nhưng Người đã trở thành một nhà thơ, nhà văn lớn. Văn chương Hồ Chí Minh được dư luận rộng rãi trong nước và thế giới thừa nhận những giá trị đặc sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật trong các sáng tác. Nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh xứng đáng là những kiệt tác. Và tác giả của những tác phẩm lớn ấy, dĩ nhiên là nhà thơ, nhà văn lớn trong thời đại của dân tộc Việt Nạm và thế giới.

Nhưng mở đầu “Nhật kỉ trong tù”, Bác lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”. Nói như thế không có nghĩa là Người coi thường văn chương, hạ thấp giá trị của văn chương; mà chính vì Bác có một ham muốn khác, lớn lao cao quý hơn nhiều: “Tôi chỉ cỏ một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sinh ra trong thời buổi nước mất nhà tan, Hồ Chí Minh hiểu: Văn chương không phải là con đường tốt nhất dể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi nhà. Muốn thực hiện ham muốn tột bậc của mình chỉ có một con đường duy nhất đúng: “làm cách mạng”. Ngựời đã dành hết mọi thời gian, tâm trí và sức lực cho sự nghiệp cách mạng.

Thế nhưng trên con đường hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí sắc bén, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người bèn nắm chắc lấy thứ vũ khí ấy và mài sắc nó. Vì thế, có những tác phẩm được Người viết ra với mục đích tuyên truyền, và để đạt được hiệu quả của tuyên truyền, Người đa nâng cao gía trị nghệ thuật của nó. Kết quả là Người đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có nội dung tư tưởng sâu sắc. Đó thực sự là những tác phẩm lớn và đương nhiên, tác giả của những tác phẩm lớn ấy là nhà văn, nhà thơ lớn.

Ngoài ra, trong những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác đã chọn một công việc thanh tao và bổ ích là làm thơ để động viên an ủi mình vượt qua những tháng ngày tù đày, gian nan, cô độc. Có nhiều khi do môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Bác đã cho ra đời nhiều bài thơ trữ tình tuyệt tác.

  • Kết luận:

Thơ văn Hồ Chí Minh là một di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng của Người. Văn thơ Hồ Chí Minh có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Hơn thế nó còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc.


Bài tham khảo:

Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa của nhân loại. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Bác để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và thành công trên nhiều bình diện, nhiều tác phẩm trở thành chuẩn mực.

Văn chính luận:

Đây là thể loại được Bác viết từ rất sớm, Người xem văn chương là một loại vũ khí hiệu quả trong công cuộc đấu tranh. Văn chính luận được Bác liên tục nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Với những tác phẩm tiêu biểu như: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925): Tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung – đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân trên diện rộng. Một số chương của tác phẩm này có giá;írị vãn chương và gây xúc động cho người đọc sâu sắc.

“Tuyên ngôn Độc lập” (1945): thể hiện khát vọng độc lập tự do dân tộc ta và tuyên bố cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi. “Tuyên ngôn Độc lập” có giá trị về nhiều mặt: giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nhân bản, giá trị nghệ thuật.

Hai lời kêu gọi “Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến ” (1946) và “Không cỏ gì quý hơn độc lập tự do ” (1966), thể hiện tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Nội dung của những văn kiện trên là những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, văn phong hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước.

“Di chúc” (1969) là lời dặn dò ân cần của Bác trước lúc ra đi. Bản di chúc vừa thắm đượm tình yêu thương con người vừa đề ra chiến lược trong hướng phát triển của đất nước.

Truyện và kí:

Bác là người đi tiên phong trong cách viết truyện và kí. Tuyển tập “Truyện và kỉ” của Nguyễn Ái Quốc tập hợp những truyện ngắn và kí được viết từ 1922 – 1925 nhằm tấn công kẻ thù bằng mũi nhọn chính luận sắc sảo và sự thật công khai của đời sống, tất nhiên là có sự hỗ trợ cần thiết và có hiệu quả của những phương thức hư cấu, sáng tạo nghệ thuật.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác viết truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm ” (1949) với bút danh là Trần Lực, là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan, niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
Ngoài truyện ngắn, Hồ Chí Minh còn có những tác phẩm kí được sáng tác với các bút danh khác nhau như: “Nhật kỉ chìm tàu” (1931), “Vừa đi đường vừa kể chuyện ” (1963) với bút danh T.Lan.

Thơ ca:

Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh. Có thể kể đến 3 tập thơ của Người được tuyển chọn qua các thời kì: “Nhật kí trong tù ” gồm 133 bài, “Thơ Hồ Chỉ Minh” (1967) gồm 86 bài, “Thơ chữ Hán Hồ Chỉ Minh” (1990) gồm 36 bài.

“Nhật kí trong tù”: Là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Đồng thời cũng là tập thơ thể hiện trình độ nghệ thuật thơ ca siêu việt của Bác.

Bộ mặt tàn bạo của nhà tà Quốc dân đảng – hình ảnh thu nhỏ của hiện thực xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch được miêu tả chân thật, giàu sức tố cáo càng làm bật lên bản lĩnh và ý chí của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

“Nhật kí trong tù ” còn là một tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo và là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật.

Thơ Hồ Chí Minh:

Những sáng tác trong thời kì trước và sau Cách mạng gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bỉ mật. Cũng có những vần thơ được Bác sáng tác để trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động cách mạng.

Thơ kháng chiến chống Pháp của Bác thể hiện tinh thần yêu nước sâu nặng của vị lãnh tụ: Lo lắng cho vận mệnh đất nước, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, vui mừng trước thắng lợi ở chiến trường, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác. Những sáng tác của Bác trong thời kì này vừa kết hợp chất trữ tình cách mạng đằm thắm và cảm hứng anh hùng ca của thời đại.

Những bài thơ “Chúc Tết” của Bác đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần của nhân dân ta.

Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là những bài cổ thi thâm thúy viết về nhiều đề tài: về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những chuyến thăm nước ngoài, về tình bạn và chút tâm tình riêng.
Văn thơ Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc tấm lòng giàu yêu thương và tâm hồn cao cả của Người. Qua di sản văn chương quý giá đó, các thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học và giá trị tinh thần cao quý.
Phong cách nghệ thuật:

Hồ Chí Mình là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học eách mạng Việt Nam. Văn chương Hồ Chí Minh kết hợp được sâu sắc từ bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người đều có phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.

Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sác sảo, giàu tri thức văn hóa, gán lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.

Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi cách mạng. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.

Về thợ ca, phong cách sáng tạo của Người rất đa dạng. Nhiều bài viết theo hình thức cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Bác còn vận dụng linh hoạt nhiều thể loại thơ ca để phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.

Quan điểm sáng tác:

Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị. Người trình bày khả rõ quan điểm sáng tác văn học của mình:

Người xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.

Hồ Chí Minh đặc biệt chú ỷ đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai? ”, “Viết để làm gì? ”, “ Viết cái gì? ” và “Cách viết thế nào? Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, tránh lối viết cầu kì, xa lạ nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh là minh chứng hùng hồn cho hệ thống quan điểm sáng tác của Bác.

Hồ Chỉ Minh từng viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”, nhưng Người đã trở thành một nhà thơ, nhà văn lớn.
Văn chương Hồ Chí Minh được dư luận rộng rãi trong nước và thế giới thừa nhận những giá trị đặc sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật trong các sáng tác. Nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh xứng đáng là những kiệt tác. Và tác giả của những tác phẩm lớn ấy, dĩ nhiên là nhà thơ, nhà văn lớn trong thời đại của dân tộc Việt Nạm và thế giới.
Nhưng mở đầu “Nhật kỉ trong tù”, Bác lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”. Nói như thế không có nghĩa là Người coi thường văn chương, hạ thấp giá trị của văn chương; mà chính vì Bác có một ham muốn khác, lớn lao cao quý hơn nhiều: “Tôi chỉ cỏ một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sinh ra trong thời buổi nước mất nhà tan, Hồ Chí Minh hiểu: Văn chương không phải là con đường tốt nhất dể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi nhà. Muốn thực hiện ham muốn tột bậc của mình chỉ có một con đường duy nhất đúng: “làm cách mạng”. Ngựời đã dành hết mọi thời gian, tâm trí và sức lực cho sự nghiệp cách mạng.

Thế nhưng trên con đường hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí sắc bén, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người bèn nắm chắc lấy thứ vũ khí ấy và mài sắc nó. Vì thế, có những tác phẩm được Người viết ra với mục đích tuyên truyền, và để đạt được hiệu quả của tuyên truyền, Người đã nâng cao gía trị nghệ thuật của nó. Kết quả là Người đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có nội dung tư tưởng sâu sắc. Đó thực sự là những tác phẩm lớn và đương nhiên, tác giả của những tác phẩm lớn ấy là nhà văn, nhà thơ lớn.

Ngoài ra, trong những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác đã chọn một công việc thanh tao và bổ ích là làm thơ để động viên an ủi mình vượt qua những tháng ngày tù đày, gian nan, cô độc. Có nhiều khi do môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Bác đã cho ra đời nhiều bài thơ trữ tình tuyệt tác. Tóm lại, một cách không chủ định, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang