tinh-tiet-la-gi

Tình tiết nghệ thuật là gì?

Tình tiết nghệ thuật là gì?

Tình tiết (tiếng Pháp : épisode) còn gọi là trường đoạn là diễn biến của cốt truyện, đơn vị của hành động trong tác phẩm tự sự, kịch, thể hiện một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian có thể xác định được. Tình tiết có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nhân vật và cốt truyện.

 Xét theo ý nghĩa này thì tình tiết chủ yếu tồn tại trong các tác phẩm có truyện như tự sự và kịch. Một tình tiết có thể bao gồm nhiều chi tiết, nhưng trong nhiều trường hợp có nhiều chi tiết cũng mang ý nghĩa như một tình tiết. Tình tiết không nhất thiết hợp với cốt truyện. Một yếu tố cốt truyện có thể được trình bày qua nhiều tình tiết. Sắp xếp các tình tiết trong trần thuật là một yêu cầu quan trọng của kết cấu, trong kịch, tình tiết ứng với lớp , cảnh.

Hệ thống tình tiết có ý nghĩa trong tác phẩm. Chính nhờ hệ thống này mà cốt truyện được hình thành, phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Tình tiết tạo nên sự vận động của tác phẩm qua sự nối kết, liên hệ, soi sáng lẫn nhau. Nếu không có tình tiết bà Phó Đoan “chiếu cố” đưa Xuân Tóc Đỏ về nhà thì không có các tình tiết tiếp theo như Xuân Tóc Đỏ trở thành nhà cải cách, sinh viên trường thuốc, anh hùng cứu quốc, nghĩa là không có truyện “Số đỏ”. Như vậy, tình tiết bà Phó Đoan đưa Xuân Tóc Đỏ về nhà đã đặt cơ sở cho các tình tiết khác xuất hiện, nhờ đó mà cốt truyện vận động được.

Trong tác phẩm, tình tiết một mặt mang tính tất yếu theo lô gíc nội tại của tác phẩm, một mặt dường như rất ngẫu nhiên. Nếu nó không phải là những tình tiết ngẫu nhiên thì sẽ không tạo được sự hấp dẫn, mới lạ mà sẽ rơi vào sáo mòn công thức. Nhưng tình tiết chỉ chú ý ở cái độc đáo ngẫu nhiên sẽ dễ thiếu khái quát và sức thuyết phục. Tình tiết thằng bán tơ vu oan giá họa cho gia đình Thúy Kiều có vẻ như ngẫu nhiên nhưng lại có ý nghóa tất nhiên, trong cái xã hội “máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê” ấy thì không có thằng bán tơ này sẽ có thằng bán tơ khác. Việc Phúc trúng số độc đắc trong Trúng số độc đắc của Vũ Trọng Phụng là hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng lòng người qua cái “trúng số” này lại không ngẫu nhiên tí nào. Trúng số độc đắc như là một phép thử để các nhân vật bộc lộ tính cách. Dó nhiên trong văn học cũng có những tình tiết mang ý nghóa ước lệ, được sử dụng như những mô típ, nhất là trong văn học cổ, văn học dân gian. Những tình tiết này có tính chất “mách nước” về nhân vật, sự việc đang nói đến. Các tình tiết “gặp bụt” ước lệ của ở hiền gặp lành hay sự thử thách lòng tốt, “lấy vua” ước lệ của hạnh phúc v.v Tuy nhiên loại tình tiết này dễ rơi vào công thức, sáo mòn, thiếu hấp dẫn. Tác phẩm hay ngoài ý tưởng sâu sắc, nhân vật điển hình còn cần phải sáng tạo được hệ thống tình tiết độc đáo, mới lạ. Nhưng nếu chỉ chạy theo những tình tiết éo le, li kì lâm li một cách dễ dãi sẽ làm giảm giá trò tác phẩm.

Mỗi thế giới nghệ thuật, mỗi thời đại nghệ thuật, mỗi tác giả đều có hệ thống những tình tiết khác nhau. Nếu nghiên cứu kó sẽ thấy đặc trưng nghệ thuật của từng thời đại, từng tác giả qua việc sử dụng các tình tiết. Chẳng hạn, trong truyện cổ tích các tình tiết sẽ tập trung xung quanh các quan hệ thiện – ác, xấu – tốt, tham lam và trung thực, hay các quan hệ nhân quả như ở hiền gặp lành, ở ác sẽ bò trừng phạt v.v Trong truyện cười các tình tiết tập trung ở việc gây cười dựa trên sự phóng đại, cường điệu, hay máy móc, giả vờ, lầm lẫn. Truyện Nôm hệ thống tình tiết lại văn cũng có loại tình tiết tiêu biểu. Nguyễn Công Hoan hay sử dụng tình tiết ngược đời. Một anh Kép Tư Bền lẽ ra phải khóc, lại phải ra sân khấu gây cười cho khán giả (“Kép Tư Bền”), một đứa con có hiếu lẽ ra phải chăm sóc cha mẹ chu đáo, lại để mẹ mình phải đi ăn mày, rồi khi chết làm đám ma thật to để tỏ lòng hiếu (Báo hiếu trả nghóa mẹ). Nam Cao lại chú ý đến các tình tiết mang đầy tính bi kòch của con người. Các truyện ngắn của ông rất hay miêu tả những cái chết đầy bi kòch của nhân vật như cái chết của anh đó Chuột (Nghèo), của Lão Hạc (Lão Hạc), của Chí Phèo (Chí Phèo) của Lang Rận (Lang Rận) của bà cái Tí (Một bữa no) v.v

Trong cấp độ nhỏ nhất truyện là sự thuật lại kể lại một sự kiện, một tình tiết nào đó từ phát sinh cho đến kết thúc. Như vậy, mỗi tình tiết (sự kiện) có thể xem là một truyện. Trong cấp độ lớn hơn truyện là sự liên kết các tình tiết lại. Tùy theo dung lượng mà có mẫu chuyện, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài v.v

Trong những tác phẩm tự sự và kịch có dung lượng lớn có thể có nhiều truyện. Mỗi nhân vật cũng có truyện của nó. Trong “Những linh hồn chết” của N.V. Gogol chẳng hạn có truyện của Sisikov, có truyện của Manilov mà cũng có truyện của Xabakeevis v.v Trong “Số đỏ” có truyện của Xuân Tóc Đỏ mà cũng có truyện của Phó Đoan, Tuyết, Typn, Văn Minh, Cố Hồng; có truyện một anh nhặt ban bỗng trở thành ông nọ, ông kia; lại có truyện một bà góa lẳng lơ, một gia đình lố lăng v.v

Truyện chủ yếu chỉ tồn tại trong tác phẩm tự sự và kòch. Các tác phẩm trữ tình thường là không có truyện. Nếu có thường chỉ ở dạng đơn giản, chấm phá một đôi nét, làm duyên cớ để bộc lộ cảm xúc, bộc lộ suy tư là chính chứ không nhằm kể chuyện. Chẳng hạn trong “Núi đôi” của Vũ Cao, “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp thì câu chuyện chỉ là cái khung để thể hiện cảm xúc, tác giả không đi vào kể chuyện như các tác phẩm tự sự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang