Nghị luận: Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cuối đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt (V.Huy-go)

long-tot

Nghị luận: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cuối đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt” (V.Huy-go)

* Gợi ý làm bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu về lòng tốt và sự thờ ơ trong cuộc sống.

– Dẫn vào câu nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

II. Thân bài :

1. Giải thích:

Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc. Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người.

Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng: là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quí giá của cong người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ.

2. Phân tích, lý giải, chứng minh:

– Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.

Dẫn chứng : Chúng ta biết đến một người tài năng như thần đồng âm nhạc Mô-da,một tác gia nổi tiếng như V.Huy-gô,một Meri Quiri nổi tiếng với những thành tựu kiệt xuất cho nhân loại khi tìm ra radium,v..v..Tất cả những con người ấy,họ đều được coi là người có tài năng. Tài năng của họ có thể là thiên bẩm, nhưng phần nhiều do sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

– Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Lòng tốt có thể cảm hóa quỷ dữ,có thể xua tan bóng đêm,có thể đưa con người ta hoàn lương trở về với cái thiện cuộc đời. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh. .

3. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

 Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tốt tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.

– Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán.

4. Mở rộng, nâng cao:

– Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.

– Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần hỷ xả, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục bao nhiêu, đôi khi còn làm cho người khác căm ghét. Vậy những tài năng như thế có đáng để chúng ta thán phục không? Lại có những con người có lòng tốt nhưng lại không có tài để giúp ích cho đời.

– Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không làm được việc gì).

III. Kết bài : khẳng định vấn đề :

– Tài năng và lòng tốt là những điều đáng quý, đáng trân trọng. Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà toả sáng.


Bài tham khảo:

  • Mở bài

Đức độ và tài năng là hai yếu tố làm nên sự vĩ đại của con người. như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bàn về đức dộ và tài năng con người, nhà văn V.Huy-go từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cuối đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”.

  • Thân bài:

Trong dòng chảy bộn bề, tấp nập, có nhiều phù phiếm danh lợi cuốn con người ta trôi đi, khiến ta quên mất những giá trị đích thực trong cuộc sống. Câu nói của nhà văn V.Huy-go tuy chỉ là một lời nói ngắn gọn giản đơn nhưng lại hàm chứa một chân lí sâu sắc mà không phải ai trong cuộc đời mình cũng nhận ra hoặc nhận ra nhưng vì lí do nào đó mà lãng quên mất.

Tài năng là gì?

Tài năng là những khả năng được biệt, là sự khôn khéo của con người, là trí sáng tạo vượt bậc. Lòng tốt, một đức tính tốt đẹp và cao cả của con người, là tấm lòng vị tha, sự khoan dung, nhân hậu, yêu thương và đồng cảm với bản thân và người khác. Lòng tốt xuất phát từ một tâm hồn yêu thương và cảm thông chia sẻ với người khác. Những người có lòng tốt sẵn sàng bỏ qua những vụ lợi tầm thường, toan tính cá nhân trước mắt để quan tâm đến những người xung quanh hay những giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống.

“Qùy gối tôn trọng”, “cúi đầu thán phục” là gì?

“Qùy gối tôn trọng”, “cúi đầu thán phục” là những hành động thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh, đề cao, khâm phục. Trong câu nói này, hai cụm từ đó bộ lộ quan niệm về cách đánh giá con người: Đề cao, coi trọng, tôn vinh  những gì đẹp đẽ về trí tuệ và phẩm chất của con người.

Tài năng và lòng tốt là hai đức tính hoàn toàn khác nhau nhưng không đối lập nhau một khi đức tính này hòa hợp, thống nhất lại với nhau trong một con người thì sẽ làm nên một con người vừa có đứa vừa có tài một  con người đẹp về thể chất và tâm hồn.

Tại sai phải nên “cúi đầu thán phục” trước tài năng?

Bởi tài năng là biểu hiện cao nhất của trí tuệ con người, là khả năng trời phú cho mỗi cá nhân. Nó chính là điều kiện tốt nhất để người ta khẳng định những giá trị đích thực của bản thân.

“Cúi đấu thán phục” trước tài năng chính là cuối đầu thán phục trước những đóng góp cho cộng đồng, cho thế hệ hiện tại cũng mai sau của con người đó. Họ đã cống hiện cả cuộc trí tuệ, sức lực và cuộc đời của mình nổ lực làm cho thế giới này tốt đẹp hơn, trong đó có cuộc sống của mỗi chúng ta.

Khi chúng ta đối diện với một tài năng nào đó, thái độ của chúng ta không chỉ là thán phục người đó, mà đó còn là cơ hội để ta mở rộng được tầm hiểu biết, cũng như nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân mà đầu tiên là ý chí và sự kiên trì, bền bỉ. Tài năng dù bẩm sinh đã có hay trong cuộc sống mới tạo thành thì đều phải trải qua một quá trình rèn luyện vất vả và cần mẫn.

Những người có tài năng trước hết đều là những người có bản lĩnh lớn và có một sự kiên định, tinh tế bền bỉ kiên trì sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách mà cuộc sống mang lại. “Cúi đầu” chính là sự cảm phục với ý chí kiên định, nỗ lực vươn lên, sự phấn đấu phi thường của học trước cuộc sống.

Adam Khoo là một trong những nhà kinh doanh, nhà văn nổi tiếng của Singapore, tác giả cuốn sách “TÔI TÀI GIỎI – BẠN CŨNG THẾ”. Cuốn sách đã làm thay đổi biết bao nhiêu cuộc đời khi được đọc nó. Anh đã từ một người mà “không ai cho là tài giỏi” vươn lên làm một trong những triệu phú nổi tiếng khi mới 26 tuổi. Không chỉ thế, anh còn là một trong những diễn giả tài ba, được săn đón trên toàn thế giới.

Điều này người ta  ngạc nhiên trong cuộc đời của anh chính là “tài năng” được chính anh phát huy một cách hoàn hảo, giúp anh vươn lên đứng trong top 1% những sinh viên dẫn đầu trường. Thật là đáng để chúng ta “cúi đầu thán phục” trước một con người như thế. Đó chính là động lực để ta vươn lên tự hoàn thiện bản thân theo phương châm: “NGƯỜI TA LÀM ĐƯỢC – MÌNH CŨNG LÀM ĐƯỢC”

Tại sao phải biết “quỳ gối tôn trọng” trước lòng tốt?

Lòng tốt được khởi đầu bằng sự yêu thương, là tình yêu mến. Tùy theo độ mà từng người có những cách bày tỏ, chia sẻ với đồng loại một cách khác nhau. Thế nhưng, dù là ít hay nhiều, thì đích đến cuối cùng của lòng tốt chính là sự hi sinh, hi sinh để dâng hiến cho đời, cho người khác mà không vì lợi ích của bản thân. Chính vì thế mà “Bàn tay tặng hoa hồng giờ cũng phẳng phất hương thơm”. Nhà thơ Tố Hữu trước khi “ra đi” đã để lại cho hậu thế mai sau những câu thơ mang đậm tính chất của sự tận hiến:

“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro gửi đất
Sống là cho và chết cũng là cho”.

Ngoài ra tấm lòng, sống trên đời không ai có được tấm lòng. Giữa dòng đời hối hả trôi, không ít người chỉ vì cái danh lợi trước mắt. Họ ích kỉ cái không cần ích kỉ, họ ganh tị cái không đáng. Con người có nhiều tính xấu mà đôi lúc đến cuối đời chưa chắc họ đã vứt bỏ được những thói xấu đó.

Một người có tấm lòng nghĩa là họ đã bỏ qua hoàn toàn những vụng lợi và suy nghĩ cá nhân. Trái tim họ mở rộng và sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp từ tâm hồn mọi người. Nếu nói cái gì cao quý nhất thì chỉ có tâm hồn thôi. Và chính vì cái cao quý ấy, vì nghị lực bỏ qua những thứ mà trần tục vương nặng nề ấy chính là điều mà khó ai làm được. Nó cao quý và đáng trân trọng, khiến chúng ta phải cảm phục và tôn vinh.

Những bóng áo xanh của những bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước vẫn đang ngày đêm góp sức mình cống hiến cho xã hội. Họ tình nguyện và hăng hái giúp đỡ những mảnh đời cô đơn, bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn kém may mắn.

Những tấm lòng nhân ái, với tâm niệm “lá lành đùm là rách” luôn tìm cách chia sẻ hạnh phúc mình đang có với những người khác.

Mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt.

Câu nói cho ta thấy được sự quan trọng và mối liên kết giữa tài năng, cũng như tấm lòng. Nói cách khác, điều quan trọng nhất trong một con người chính là “tài và đức”. Chúng tạo nên sự toàn diện trong nhân cách của mỗi bản thân.

Tuy nhiên ta lại cảm nhận thái độ khác của nhà văn giữa hai về tài đức qua sự khác nhau giữa hai hành động “cúi đầu thán phục” và “quỳ gối tôn trọng”. Cái cúi đầu thán phục chỉ là hành động mà ta có thể dễ dàng làm được. Nhưng với việc quỳ gối tôn trọng là nghĩa cử cao hơn và đòi hỏi ngời ta phải có nhận thức đúng cũng như có trí tuệ mới hiểu hết giá trị của nó. Nói cách khác hành động quỳ gối cao hơn với cuối đầu.

Qua câu nói, V.Huy-gô đã bày tỏ sự tôn trọng và đề cao nét đẹp trong sâu thẳm con người, khuyên chúng ta phải sống hướng thiện. Sống phải hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất, hữu ích nhất, đích thực nhất của con người… Khi lòng tốt xuất hiện sẽ khiến cho mọi người sống xích lại gần nhau hơn. Chính vì vậy, tài năng cũng được phát huy và xuất hiện nhiều hơn.

Phê phán:

Câu nói của V.Huy-gô không chỉ là lời nói bình thường mà giống như một chân lí đánh thức chúng ta. Thường con người không chịu nhận mình thua ai mà cứ hay ghen tị. Câu nói chính là một đòn đánh vào những kẻ ghen ghét người khác, hãy biết khiêm tốn nhìn nhận lại mình và cố gắng hơn. Không chỉ thế, câu nói còn nhắc nhở chúng ta đến những giá trị đích thực của con người: đó là tài năng và lòng tốt. Đừng để những thứ phù phiếm xa hoa làm mờ đi những phẩm chất tốt đẹp đó của mình.

Bài học nhận thức:

Bác Hồ từng nói; “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài cũng không làm được việc gì”. Một con người cần phải có cả đức lẫn tài thì mới làm nên việc lớn mới giúp ích được cho xã hội phát triển đi lên. Cái tài, cái đức không thể tách rời nhau mà phải hòa quyện, thống nhất vào nhau trong một con người để họ phát huy được những tài năng và những tấm lòng thơm thảo thoát ra từ tài năng đó.

Đức và tài là những đức tính rất tốt đẹp của con người chúng ta. Chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để đạt được cả hai đức tình này.

  • Kết bài

Lời dạy thiết thực của V.Huy-go đã ghi tạc trong chúng ta một bài học quý giá và cần thiết trong xã hội vô cùng khắc nghiệt. Chính vì thế mà, chúng ta phải “khắc cốt ghi tâm” lời dạy sâu sắc. “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu, ngưỡng mộ, nể trọng, thán phục đó là tài năng. Và có một thứ khác ta “phải quỳ gối, tôn trọng: đó là “lòng tốt”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.