van-ban-tinh-than-yeu-nuoc-cua-nhan-dan-ta-cua-ho-chi-minh

Soạn bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh – SGK Ngữ văn 7

Soạn bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả: Hồ Chí Minh

– Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

– Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

– Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

– Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

2. Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

– Xuất xứ: Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

– Bố cục (3 phần)

+ Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

+ Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta

+ Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người

– Nội dung:

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

II. Đọc – hiểu văn bản:

Với giọng văn liền mạch, dồn dập, khẩn trương: lí lẽ giản dị, chủ yếu là dẫn chứng và biện pháp so sánh phù hợp, bài văn đã làm sáng tỏ truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

– Luận điểm nhỏ 1: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
– Luận điểm nhỏ 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có … của ta, “tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?

– Khi xưa có nhiều vị anh hùng đân tộc …
– Ngày nay toàn dân ta đang góp sức người, sức của vào … sản xuất.

Đoạn văn này được trình bày theo cách nào?

(Quá khứ => hiện tại)

Tại sao tác giả chỉ nêu tên một số anh hùng dân tộc nổi tiếng mà không dẫn chứng cụ thể hơn cho từng người?

– Nêu lên có tính chất liệt kê. Tác giả không dẫn chứng cụ thể vì muốn dành cho giai đoạn sau, thực tế trước mắt. Hơn nữa, các vị anh hùng đó đều đã được nhân dân ta biết đến, rất quen thuộc với chúng ta nên không cần nhắc lại. Chính cách nêu này tạo cho người nghe cảm xúc tự hào, phấn chấn.

Đọc đoạn “Đồng bào ta … đến hết”

Hệ thống lập luận và dẫn chứng của đoạn này có gì đặc sắc?

– Đoạn văn gồm có 5 câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc:
– Câu 1: So sánh từng cặp, từng vế, có tác dụng chuyển ý và đoạn rất gọn, khéo, vừa nêu được ý khái quát của đoạn.
– Câu 2,3,4 khá dài, câu 5 khát quát đánh giá chung.
– Cách nêu dẫn chứng trong đoạn này xếp theo quan hệ lứa tuổi (già – trẻ), từ xa à gần (kiều bào ở ước ngoài à đồng bào ở vùng tạm bị chiếm à từ nhân dân miền ngược à đến miền xuôi), quan hệ từ hậu phương à tiền tuyến.

Cặp quan hệ từ “từ … đến” lặp lại với tác dụng gì?

– Nối các sự việc và con người chặt chẽ thêm, thể hiện sự đồng tâm nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Em có nhận xét gì về giọng văn, lí lẽ, lập luận của đoạn văn này?

– Giọng văn liền mạch, dồn dập, khẩn trương nhưng bình tĩnh, tự tin.
– Lí lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng. Đoạn văn thuyết phục được người đọc.

Bác Hồ đã so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với cái gì và đặt ra nhiệm vụ gì?

– So sánh tình yêu nước như là các thứ của quý. Nhiệm vụ của Đảng, chúng ta là cần phải chú ý đến cái được giấu kín để phát huy tinh thần yêu nước của tất cả mọi người.

*  Cách kết thúc vấn đề tự nhiên, giản dị, cụ thể và thuyết phục.

Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài?

Ghi nhớ Sgk/27.

II. Luyện tập.

Câu 1: Văn bản Tinh thẩn yêu nước của nhân dân ta ra đời trong thời kỳ nào?

Câu 2: Văn bản đề cập đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở những mặt nào?

Câu 3: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy đem lại hiệu quả gì cho diễn đạt?

Câu 4: Em có nhận xét gì khi tác giả sử dụng liên tiếp ba cụm từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm trong cùng một câu văn?

Câu 5: Trong vãn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đă trình bày dẫn chứng theo trình tự nào? Cách triển khai dẫn chúng theo trình tự ấy có tác dụng gì?

Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ ngày nay, tác giả đã sử dụng những phép nghệ thuật nào để trình bày dẫn chúng ? Các phép nghê thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Câu 7: Hãy tìm một sô’ hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 8: Hãy nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài vãn?

Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) trong dó có sử dụng phép liệt kê theo mô hình từ…đến.

Câu 10: Hãy sưu tầm một số bài thơ, bài văn nói lên lòng yêu quê hương, đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang