viet-doan-van-nghi-luan-suy-nghi-ve-y-nghia-cau-tuc-ngu-tot-go-hon-tot-nuoc-son

Viết đoạn văn nghị luận suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Viết đoạn văn nghị luận suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn về mối quan hệ giữa phẩm chất bên trong và hình thức bên ngoài ở con người. Về nghĩa đen, “gỗ” là chất liệu làm nên hình dáng, kiểu cách của đồ vật; “nước sơn” là lớp phủ bên ngoài, có vai trò bảo vệ gỗ ở bên trong và làm đẹp hình thức của vật. Từ ý nghĩa của “gỗ” và “nước sơn”, ta có thể hiểu “gỗ” là phẩm chất ở bên trong, bao gồm: học thức, nhân cách, trí tuệ, tình yêu thương,…, “nước sơn” là hình thức ở bên ngoài, bao gồm lớp sơn phủ, màu sắc, họa tiết trang trí. Mượn hình ảnh “gỗ”“nước sơn”, người xưa muốn nói đến mối quan hệ giữa phẩm chất và hình thức ở con người. Phẩm chất tốt đẹp ở bên trong quan trọng hơn hình thức ở ben ngoài. Chính phẩm chất cao đẹp ở bên trong quyết định giá trị của mỗi con người chứ không phải là hình thức bên ngoài. Thực tế cho thấy, những người có phẩm chất cao đẹp luôn được mọi người yêu quý và luôn thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ đề cao hình thức, xem thường việc rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, xem trọng tiền bạc và đời sống vật chất, khoe mẽ và hợm hĩnh, tuy nổi bậc nhất thời nhưng sớm muộn gì cũng tàn phai và thất bại. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường vai trò của hình thức. Chính hình thức bên ngoài có vai trò phản ánh, bảo vệ và tôn vinh những phẩm chất ở bên trong. Hình thức bên ngoài tuy không quá màu mè nhưng cũng nên tương xứng với phẩm chất bên trong chứ không nên xuề xòa, cẩu thả quá mức. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi học sinh cần bồi dưỡng phẩm chất của mình thật tốt, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành người tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống này.

»» Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang