Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

y-nghia-sau-xa-trong-cau-tuc-ngu-loi-noi-chang-mat-tien-mua-lua-loi-ma-noi-cho-vua-long-nhau-11792-2

Ý nghĩa câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

  • Mở bài:

Sống trong bất cứ xã hội nào con người cũng luôn luôn giao tiết ứng xử với nhau. Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh gắn kết con người với cộng đồng và thực hiện các hoạt động sống một cách hiệu quả. Nó cũng có thể gây ra mâu thuẫn xã hội hoặc những tổn thương đối với người khác. Vì thế, ta phải trân trọng khi dùng lời nói để đảm bảo sự đoàn kết, nhân ái và đạt được mục đích giao tiếp, ứng xử. Nhằm khuyên nhủ ta biết sử dụng lời nói đúng đắn, người xưa có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Thân bài :

Ý nghĩa câu ca dao:

Lời nói là sản phẩm của hoạt động nói của con người trong giai tiếp, trao đổi thông tin với nhau trong đời sống hằng ngày. Lời nói chính là ngôn ngữ giao tiếp tồn tại dưới dạng nói.

Lựa lời mà nói nghĩa là khi nói phải biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và hoàn cảnh giao tiếp. Nen nói lời tốt đẹp, có vai trò gắn kết mối quan hệ tốt đẹp. Không nên nói những lời khó nghe, làm tổn hại đến người khác.

Ý nghĩa: Khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta nên dùng lời nói ôn hòa, lịch sự để cho người nghe được hài lòng, vừa ý để mục đích giao tiếp đạt hiệu quả cao. Ta phải nói năng hòa nhã lịch sự để tạo tinh thần ái khi giao tiếp. Câu ca dao chính là bào học về cách đối xử nhân thế.

Tại sao khi giao tiếp ta phải lựa lời nói cho vừa lòng nhau?

Xã hội con người là xã hội có tổ chức, có văn hóa và những ràng buộc nhất định. Trong đó có quan hệ giữa con người với con người. Nhờ có lời nói mà con người có thể dễ dàng truyền đạt thông tin tiến hành các hoạt động sống và gắn két tình cảm với nhau.

Con người sống có tình cảm và lí trí. Để tạo và giữ mối quan hệ tốt đẹp thì ta phải “lựa lời” – chọn lời hay, ý đẹp để người nghe không phật ý, để người nghe vui lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, từ đó thuận lòng hợp tác với nhau.

Biết lựa lời khi nói thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người khác. Lời nói khiếm nhã, thô lỗ không chỉ làm mất tình cảm, sự đoàn kết mà còn gây ra mâu thuẫn, xung dột, thù ghét lẫn nhau, dẫn đến những hậu quả khó lường.

Biết cách đối nhân sử thế là bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống đồng thời quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, văn minh lịch sự. Chẳng hạn khi bạn bè thật tình khuyên bảo sửa sai cho nhau bằng những lời nhẹ nhàng diệu dàng sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời góp ý đó….

Cần nói năng như thế nào cho thật đúng đắn?

Không nên dùng những lời lẽ cộc cằn, thô tục, thiếu thiện chí, không phù hợp vói đối tượng. Phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở” để có trình độ văn hóa, có thái độ giao tiếp ứng sử văn minh lịch sự. Dù không phải tốn tiền mua lời nói nhưng lời nói của ta phải phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm giá của ta.

Lựa lời phải khác với thái độ xuê xoa, không thẳng thắng khuyên bảo nhau hay a dua, xu nịnh để vừa lòng người khác là không nên. Lựa lời không phải là dùng những lời nói văn hoa, tuy nghe hay, đẹp nhưng không hữu ích gì. Cũng cần tránh nói những lời khó hiểu, mơ hồ. Lựa lời cũng không nên đặt điều, mưu lợi cá nhân, hãm hại người khác.

Trong cuộc sống, để có thể thành công trong giao tiếp, cần nói lời đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu, trong sáng, lành mạnh đúng với chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Cần làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng phát huy được sức mạnh trong đời sống dân tộc.

  • Kết bài:

Câu ca dao đã để lại cho ta bài học sâu sắc và ý nghĩa về lời ăn tiếng nói. Nó nhắc nhở ta biết làm chủ lời nói, làm chủ bản thân, hướng đến người khác, hướng đến cộng đồng trong khi nói.  Đó cũng là lời khuyên về cách ứng xử trong cuộc sống và cũng là phương thức giúp ta thành công trong cuộc sống. Bản thân rèn luyện tu dưỡng đạo đức, văn hóa để nhân cách con người trở nên trong sáng, văn minh, lịch sự hơn.


Bài làm 2:

  • Mở bài:

Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh đáng sợ. Chỉ từ những cuộc nói chuyện nhỏ,ta cũng có thể cảm thấy vui vẻ,phấn khởi hay ta cảm thấy cáu gắt,khó chịu,những lời nói ấy cũng có thể trở nên nguy hiểm một khi ta thù hận,căm ghét một ai đó vì những lời lẽ của họ.

  • Thân bài:

Lời nói là một cách bộc lộ các ý nghĩ ta có trong đầu ra thế giới bên ngoài. Nó có thể cay nghiệt,nó cũng có thể dịu dàng,điều đó khiến lời nói thật đáng sợ,chúng ta khó mà biết được ý nghĩa sau những câu nói.

Chúng ta dùng lời nói mỗi ngày cho mục đích của mình, cho dù đó là để tán gẫu để bớt nỗi cô đơn hay cho những mục đích khác.Do có nhiều mục đích,lời nói cũng có thật nhiều năng lực.

Năng lực nguy hiểm nhất của nó là sự cám dỗ. Có rất nhiều người không có khả năng giữ vững lập trường của mình nên họ rất dễ bị thuyết phục để thây đổi ý nghĩ của những người ấy. Ta có thể thấy trong các quảng cáo trên truyền hình,điều gì khiến chúng thật hấp dẫn đối với chúng ta? Câu trả lời là cách họ sử dụng lời lẽ đúng đắng và hấp dẫn.Những vật liệu có vẻ nhàm chán như nước lau nhà hay thuốc trị bệnh cũng có thể trở nên thú vị qua những lời lẽ ngọt dịu của người quảng cáo.

Ngoài ra, nó cũng có thể là nguồn gốc của các cuộc chiến tranh trong quá khứ.Tất cả đều bắt đầu từ một người,người mà đố kị, ganh ghét với những gì các vùng khác sở hữu. Đó là nhân vật mấu chốt của những mất mát cả thế giới phải chịu đựng. Nếu người ấy có quan hệ với những nhà cầm đầu đất nước thì hắn ta có thể dễ dàng thuyết phục người đứng đầu quốc gia mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược.

Sức mạnh thứ hai của lời nói là khả năng thay đổi hoàn cảnh, cảm xúc của người khác.Từ câu chuyện cho sẵn,ta có thể thấy cách giáo dục con cái của gia đình gây ảnh hưởng mạnh lên đứa con của họ. Một cậu con trai lanh lợi,thông minh lại trở nên quậy phá,còn cậu bé khù khờ thì lại thành đạt, ta có thể thấy rằng những lời lẽ của mẹ nói với con thật quan trọng.

Là một câu truyện nổi tiếng,nguồn gốc,khởi nguồn của nhà bác học vĩ đại Thomas Edison.Khi còn nhỏ,Edison là một cậu bé khá chậm tiêu,ông học rất tệ ở trường,đó là lý do khiến nhà trường đã quyết định đuổi học ông. Lá thư được nhà trường gửi tới mẹ ông. Khi ấy Edison thấy mẹ lo lắng nên ông hỏi viết thư viết gì,người mẹ ấy không nói sự thật mà lại nói rằng Edison là một thiên tài và nhà trường khuyên ông nên tự học vì họ không đủ khả năng để dạy nữa.Lớn lên,Edison đã trở thành một con ngươi vĩ đại mà ai cũng biết,khi dọn nhà, ông đã phát hiện ra lá thư,lúc ấy ông đã khóc rất nhiều.

  • Kết bài:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiến dịu dàng dễ nghe. Lời nói là tấm gương phản chiếu rõ ràng nhất phẩm chất và năng lực của mỗi con người. Bởi thế, hãy biết nói lời hay ý đẹp để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong cuộc sống.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ Có chí thì nên - Nghị luận lớp 7 - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.