y-nghia-cau-tuc-ngu-nguoi-dep-vi-lua-lua-tot-vi-phan

Ý nghĩa câu tục ngữ: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Ý nghĩa câu tục ngữ: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Gợi ý:

–  Người đẹp vì lụa: trang phục phù hợp với con người, hoàn cảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho con người.

→  trang phục rất quan trọng, góp phần thể hiện nhu cầu thẩm mĩ, cũng như tính cách con người.

– Lúa tốt vì phân: nhờ phân bón chăm chút của người nông dân mà cây lúa trở nên tươi tốt, đạt sản lượng cao.

khẳng định rằng phân bón là một yếu tố không thể thiếu giúp cho lúa trở nên tươi tốt.

– Phép đối được sử dụng trong câu tục ngữ nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, tạo ra sự cân đối , dễ nhớ dễ thuộc lòng.

– Kinh nghiệm về lao động sản xuất được nhân dân quan sát, đúc kết lại và truyền tải qua câu tục ngữ: Cần chú ý đến vai trò của phân bón đối với cây lúa- một kinh nghiệm làm ruộng của người nông dân.

– Bên cạnh đó câu tục ngữ cũng muốn khuyên nhủ mọi người nên cần thận lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh.

Bài văn tham khảo:

Giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong có mối quan hệ chặt chẽ. Hình thức đẹp đẽ khiến người ta luôn nổi bậc. Phẩm chất tốt khiến người ta được người khác yêu thương và kính trọng. Bàn về điều này, người xưa có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. 

“Người đẹp vì lụa” có nghĩa là trang phục đẹp đẽ, sang trọng giúp con người luôn nổi bậc, đẹp đẽ hơn, gấy chú ý đối với người khác. “Lúa tốt vì phân” có nghĩa là cây lúa trở nên tốt tươi là nhờ có phân bón. Nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cây lúa mau chóng phát triển xanh tốt, vượt trội hơn so với những cây lúa khác.

Mượn hình ảnh gần gũi, qua câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình, có cách ăn mặc chu đáo, lịch sự, biết làm đẹp hình thức một cách đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh. Mặt khác, chúng ta cũng cần rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất ở bên trong, không ngừng hoàn thiện bản thân, làm cho mình trở nên có giá trị, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Vẻ đẹp bên ngoài hay hình thức bên trong đều rất quan trọng, có vai trò tôn vinh giá trị mỗi con người. Tuy nhiên, chính phẩm chất bên trong mới là yếu tố quyết định. Như người xưa cũng từng nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hiểu được ý nghĩa đó, chúng ta cần biết xây dựng, hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp nhưng không nên xem thường hình thức bên ngoài để bản thân luôn đẹp đẽ trong mắt người khác.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang