»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
Hướng ẫn làm bài:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
– Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
– Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ:
– Câu “không thầy đố mày làm nên“: Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
– Câu: “học thầy không tày học bạn”: “Không tày”: không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
→ Đề cao vai trò của thầy và bạn trong cuộc sống của mỗi con người.
3. Bàn luận, đánh giá:
– “Không thầy đố mày làm nên” vì:
+ Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người (Dẫn chứng).
+ Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghiệp của học sinh (Dẫn chứng).
– “Học thầy không tày học bạn” vì:
+ Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống (Dẫn chứng).
+ Học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ (Dẫn chứng).
4. Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
+ Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học.
+ Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
+ Bên cạnh chuyện học ở thầy, ở bạn còn phải có sự nỗ lực, học tập của bản thân. Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học. Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động, nhồi nhét, máy móc.
+ Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”, ”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất: chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy, đồng thời phải biết học ở bạn.
5. Bài học nhận thức và hành động:
Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo, những người vừa giúp đỡ, truyền thụ cho chúng ta, dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta. Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè, đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
Xem thêm: