y-nghia-hinh-anh-cai-lo-gach-cu-trong-tac-pham-chi-pheo-cua-nam-cao

Ý nghĩa hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Ý nghĩa hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

I. Mở bài:

– Giới thiệu đôi nét về truyện ngắn Chí Phèo và hình ảnh cái lò gạch cũ được nói đến trong tác phẩm.

+ “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng. Ban đầu, truyện có tên là “Cái lò gạch cũ” sau này, tác giả đặt lại là Chí Phèo”.

+ Hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc , đó là: hiện tượng “Chí Phèo” trong xã hội cũ.

→ Tác phẩm là một câu chuyện kể về tấn bi kịch của người dân nghèo thuộc xã hội cũ trên con đường bị tha hóa, biến chất. Những số phận nghèo khó, trải qua rất nhiều ngã rẽ của cuộc đời, để đến cuối cùng họ chỉ mong muốn giản đơn là làm người lương thiện đúng với bản chất của những người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác.

II. Thân bài:

Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vung bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

Tình yêu thương của Thị Nở đã cứu vớt Chí Phèo trong cơn tuyệt vọng. Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.

– Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, cái lò gạch cũ và Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.

Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời (…).

→ Cái lò gạch cũ vừa là hiện thân cho số phận bi kịch đau đớn của Chí Phèo nói riêng và người nông dân nói chung. Một hình ảnh mang tính tượng trưng cao, quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng không thể coi nó là nhà. Qua đó tác giả muốn khẳng định số phận chơi vơi bất định của những người nông dân.

Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn:

+ Đây là hình tượng độc đáo trong tác phẩm, tạo nên kết cấu vòng tròn cho tác phẩm. Cái lò gạch cũ vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.

+ Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết.

+ Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.

Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.

III. Kết bài:

– Hình ảnh cái lò gạch cũ nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.

– Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều sâu mới.

Phân tích con đường hóa và quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang