ti-ba-hanh-ly-bach-ngu-van-9-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Tì bà hành (Lý Bạch) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Tì bà hành (Lý Bạch) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Nội dung chính: Qua tiếng đàn và tâm sự của người ca nữ, nhà thơ tố cáo xã hội Trung Quốc với những bất công vùi dập con người tài hoa.

Hướng dẫn đọc.

Câu 1: Tìm hiểu tiếng đàn, cách miêu tả tiếng đàn trong văn bản trên và cho biết:

a. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để thể hiện cảm xúc của người ca nữ trong những lần nàng đánh đàn có gì khác nhau?

b. Có thể xem tác giả – người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn được không? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định như vậy?

Trả lời:

a. Tiếng đàn và cách miêu tả tiếng đàn:

– Lần đầu:

+ bối cảnh: tại bến Tầm Dương, lúc canh khuya.

+ cảnh vật: quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.

+ tiếng đàn từ xa vẳng lại, mơ hồ.

– Lần hai: tiếng đàn miêu tả gián tiếp:

+ Mới lên dây dẫu chưa nên khúc, tình đã thoảng bay.

+ Mới bắt đầu gảy, nhà thơ đã bắt được cái thần của bản nhạc chất chưa những suy tư.

+ Miêu tả tiếng đàn: cao, thấp, dây to, dây nhỏ, khoan khoan, dây mảnh ngừng dứt,…

– Lần thứ ba: nghe não ruột khác tay đàn trước; khắp tiệc hoa sữa mướt lệ rơi.

b. Có thể xem tác giả – người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn vì thân phận của người nghe đàn cũng có điểm giống với thân phận người kĩ nữ. Là một người có tài, không chịu sống uốn lưng bó gối cuộc đời cũng gặp bao cảnh lận đận, để rồi cuối cùng phải gác chí quân tử để sống cuộc sống ẩn sĩ nơi bến vắng, mang tiếng làm quan nhưng chẳng có việc gì để phát huy tài năng. Hai tài năng bị vùi dập và lãng quên đã bị đưa đẩy.

Câu 2: Nêu mạch cảm xúc của văn bản.

Trả lời:

Mạch cảm xúc: Khái quát về cảnh đêm thu và cuộc tiễn biệt – Miêu tả tiếng đàn tỳ bà và nỗi lòng của người kỹ nữ – Tiếng đàn biến hóa khôn lường như tiếng lòng của người ca kỹ, người lữ khách sắp rời đi – Tâm trạng của nhân vật trữ tình và sự đồng điệu tâm hồn.

Câu 3: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

– Chủ đề: kiếp người trôi nổi.

– Cảm hứng chủ đạo: tiếng lòng cảm thương, sự đồng cảm của nhà thơ đối với tài năng bị cuộc đời vô tình lãng quên.

Câu 4: Qua văn bản này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

– Tâm trạng của một kiếp người trôi nổi, bạc bẽo, buồn thương, xót xa nhưng không hề oán trách số phận, đã thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của người nghệ sĩ, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đó là sự trân trọng tài năng.

Câu 5: Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong bài thơ và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó.

Trả lời:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu,
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén Quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc, ti
Say những luống ngại khi chia rẽ,
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong
Đàn ai nghe vẳng bên sông,
Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi.

Một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn:

– Thể thơ: Mỗi câu thơ có số tiếng theo đúng quy định:

+ Hai câu đầu (câu 1 và 2) có 7 tiếng (câu thất).

+ Hai câu tiếp theo (câu 3 và 4) có 7 tiếng (câu thất).

+ Hai câu tiếp theo nữa (câu 5 và 6) có 6 tiếng (câu lục).

+ Hai câu cuối cùng (câu 7 và 8) có 8 tiếng (câu bát).

– Cách gieo vần:

+ Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc): khách – lách

+ Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng): hiu – chèo

+ Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng): chèo – chiều

+ Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng): ti – khi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang