»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Nội dung chính: Đoạn trích Hai chữ nước nhà lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
Chuẩn bị đọc.
Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.
Trả lời:
* Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428):
– Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428) là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, được biết đến với tên gọi Khởi nghĩa Lam Sơn.
– Cuộc kháng chiến này do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo, nhằm chống lại sự xâm lược của quân Minh và giành lại độc lập cho đất nước.
– Trong suốt mười năm, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, chiến đấu một lòng để đánh bại quân Minh và giành lại chủ quyền.
– Cuộc kháng chiến này đã kết thúc thành công với trận Chi Lăng – Xương Giang vào năm 1427, khi quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.
– Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam, với sự phát triển của vương triều Lê Sơ và sự thống nhất đất nước.
* Câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc:
– Nguyễn Phi Khanh: Tướng nhà Lê.
– Nguyễn Trãi: Anh hùng dân tộc.
– Sự kiện: Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt, ông đã dặn dò Nguyễn Trãi:
+ Giữ gìn khí tiết, không khuất phục giặc.
+ Tiếp tục chiến đấu chống giặc Minh.
+ Rèn luyện để trở thành nhân tài giúp nước.
Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Suy luận: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?
– Khổ thơ này thể hiện lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
2. Suy luận: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?
Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích:
– Khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
– Thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.
3. Suy luận: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?
– Hai dòng thơ cuối nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích.
– Hơn nữa, đức sinh thành không chỉ là cha mẹ, mà còn là những người có công lao với mình, với đất nước.
– Sao cho khỏi để ô danh với đời là lời nhắc nhở mỗi người cần sống xứng đáng với những hi sinh của thế hệ trước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp.
→ Ông đặc biệt xoáy sâu vào sự kích thích lòng yêu nước nơi người con, phải nuôi một mối thù truyền kiếp của dân tộc, luôn trong thế chủ động tìm cơ hội để đánh đuổi giặc cướp nước, chớ dại dột để mất nước dễ dàng, mù quáng.
Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1: Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Trả lời:
Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ:
– Thể thơ:
+ hai câu đầu mỗi câu 7 chữ
+ tiếp theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ
– Gieo vần:
+ Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).
+ Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc (T), vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ hai (vần Trắc)
+ Chữ cuối câu 7 thứ hai vần Bằng, vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)
+ Chữ cuối câu 6 vần Bằng, vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)
Câu 2: Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.
Trả lời:
Một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con:
– Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt:
Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này.
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
– Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng yêu nước:
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng, máu sông.
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con.
– Trọng trách cứu nước lên vai đứa con:
Con ơi! Nhớ đức sinh thành,
Sao cho khỏi để ô danh với đời.
Câu 3: Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.
Trả lời:
Tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản:
– Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.
– Gieo vần, ngắt nhịp, điệp từ, điệp ngữ là những biện pháp tu từ quan trọng góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho văn bản.
– Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ này sẽ giúp tác giả thể hiện rõ ý tưởng, nội dung, tình cảm của mình một cách ấn tượng và lay động người đọc, người nghe.
– Lời thơ với giọng điệu thống thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.
– Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn
– Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết.
Câu 4: Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản.
Trả lời:
– Bố cục:
+ Câu 29 – 32: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li.
+ Câu 33 – 52: Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.
+ Còn lại: Lời căn dặn của cha về trách nhiệm với đất nước.
– Mạch cảm xúc: tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.
Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.
Trả lời:
– Chủ đề: chiến tranh
– Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước, thương dân và trao gửi sứ mệnh đất nước vào tay con
– Căn cứ xác định chủ đề:
+ Bối cảnh không gian: biên ải xa xôi
+ Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li.
+ Những cuộc chiến tranh bảo vệ bờ cõi.
Câu 6: Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?
Trả lời:
– Dựa vào câu chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân, từ đó, thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.