»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Bài phát biểu của Tổng Thư kí liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô-cu-tê-rét) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Nội dung chính: Qua bài phát biểu, tác giả đưa ra những biến đổi khí hậu, một vấn đề mang tính toàn cầu, từ đó, gửi gắm thông điệp tới tất cả mọi người: hãy chung tay bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị đọc.
Câu hỏi : Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động nghiêm trọng đến đời sống nhân loại. Hãy tìm hiểu và chia sẻ với các bạn một vài hậu quả của hiện tượng này.
Trả lời:
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động nghiêm trọng đến đời sống nhân loại, nó gây ra một số hậu quả như:
– Làm biến đổi hệ sinh thái
– Nước biển dâng
– Sự nóng lên toàn cầu
– Thiên tai, hạn hán thường xuyên hơn,…
– Nông nghiệp: sản xuất lương thực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, gây mất an ninh lương thực.
– Chi phí y tế tăng cao do các bệnh do biến đổi khí hậu gây ra.
– Du lịch: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, thu hút ít khách du lịch hơn.
Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Suy luận: Mục đích của đoạn văn này là gì?
– Mục đích: báo động về vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng
2. Theo dõi: Theo tác giả, biến đổi khí hậu đã gây nên những hậu quả gì?
– Theo tác giả, biến đổi khí hậu đã gây nên những hậu quả:
+ Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến mất nhanh hơn chúng ta có thể hình dung”
+ Sự nóng lên đột ngột ở Bắc Cực
+ Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn, một số đám cháy lớn đến mức thổi muội và khắp thế giới, nhuộm đen các khối băng trôi và các chỏm băng, khiến cho chúng ta chảy càng nhanh hơn.
– Tốc độ diệt chủng sẽ tăng vọt khi môi trường sống bị thu hẹp
– Người dân di cư khỏi quê hương.
3. Suy luận: Các giải pháp được nêu ra trong đoạn văn này chủ yếu hướng đến đối tượng nào?
– Các giải pháp được nêu ra trong đoạn văn này chủ yếu hướng đến phụ nữ và trẻ em.
Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1: Xác định luận đề và các luận điểm của văn bản.
Trả lời:
– Luận đề: biến đổi khí hậu và kêu gọi bảo vệ môi trường.
– Luận điểm:
+ Thực trạng biến đổi khí hậu.
+ Những biện pháp cho biến đổi khí hậu
Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối qua hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
Câu 3: Em có nhận xét gì về cách người viết trình bày các bằng chứng trong phần 2 của văn bản?
Trả lời:
Các bằng chứng xác thực, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận, nên những bằng chứng này có có thể thôi thúc tất cả mọi người đều chung tay phòng chống thảm họa xảy ra.
Câu 4: Trong phần 3, những giải pháp nào đã được nêu nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng khí hậu? Em có nhận xét gì về những giải pháp ấy?
Trả lời:
– Những giải pháp đã được nêu nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng khí hậu:
+ Giảm thiểu khí nhà kính
+ Thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch
+ Thay bằng năng lượng sạch từ nước, gió và Mặt Trời
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi các cánh rừng bị hư tổn và thay đổi phương thức canh tác
→ Giải pháp hợp lí, thiết thực, mang tính chiến lược và cần sự chung tay của tất cả mọi người.
Câu 5: Ở phần 4, người viết nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Em suy nghĩ như thế nào về ý tưởng này?
Trả lời:
– Ở phần 4, người viết nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ý tưởng này khá hợp lí và thuyết phục.
– Bởi vì:
+ Người trẻ tư duy sáng tạo, năng động, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới và ứng dụng công nghệ vào giải quyết vấn đề; ít bị ràng buộc bởi các quan điểm truyền thống, sẵn sàng thử nghiệm và đổi mới; có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là trên mạng xã hội.
+ Phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng, có khả năng truyền cảm hứng và huy động mọi người tham gia hành động.
Câu 6: Theo em, thông điệp mà văn bản gửi đến người đọc là gì? Thiết kế một poster hoặc infographic để trình bày một số vấn đề cấp bách về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời:
– Thông điệp: Hãy bảo vệ môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu
– Infographic trình bày sự thật kinh hoàng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.