soan-bai-dau-tranh-cho-mot-the-gioi-hoa-binh-g-g-mac-ket-ngu-van-9-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G. G Mác – két) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G. G Mác – két) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Nội dung chính: Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.

Chuẩn bị đọc.

Câu 1: Em hãy tìm hiểu về hiểm hoạ vũ khí hạt nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

– Vũ khí hạt nhân là một hiểm họa lớn đối với toàn cầu và con người. Sự sử dụng vũ khí hạt nhân có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt con người và môi trường. Với khả năng phá hủy hàng loạt và tác động kéo dài trong nhiều thập kỷ, chiến tranh hạt nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người và hủy diệt hệ sinh thái trên Trái Đất. Do đó, việc ngăn chặn sự sử dụng và lan truyền vũ khí hạt nhân là một nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế. Việc duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác quốc tế là cách tốt nhất để ngăn chặn hiểm họa này.

Câu 2: Theo em, việc duy trì hoà bình có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân và với nhân loại?

Trả lời:

– Việc duy trì hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và với nhân loại:

+ Đầu tiên, hoà bình mang lại sự an lành và ổn định cho cuộc sống của mỗi người. Khi không có chiến tranh và xung đột, mọi người có thể sống trong một môi trường an toàn và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

+ Hoà bình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển kinh tế, giúp mỗi cá nhân có cơ hội tiếp cận với những nguồn lực và cơ hội phát triển.

+ Đồng thời, việc duy trì hoà bình cũng đảm bảo sự tồn vong và phát triển bền vững của nhân loại, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Trải nghiệm cùng văn bản.

1. Theo dõi: Xác định bằng chứng khách quan trong trong đoạn này.

Bằng chứng khách quan trong trong đoạn:

– Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới.

– Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lựa vượt đại châu.

– Nhưng tất cả tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la.

2. Suy luận: Những số liệu về thời gian trong đoạn này gợi ý nghĩa gì?

– Những số liệu về thời gian trong đoạn này có ý nghĩa:

+ Nhấn mạnh sự trôi chậm, cảm giác rất lâu, rất chậm chạp của thời gian.

+ Nhằm tăng tính thuyết phục.

+ Qua đó, tác giả muốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ, hiểm họa của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại (1986)

3. Suy luận: Giải pháp được đề xuất trong đoạn văn này hướng đến những đối tượng nào?

– Giải pháp được đề xuất hướng đến những đối tượng:

+ Nhân loại tương lai.

+ Thủ phạm gây ra chiến tranh hạt nhân.

+ Tất cả những người sống hiện tại.

Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1: Luận đề của văn bản trên là gì?

Trả lời:

– Luận đề: Chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.

Câu 2: Xác định bố cục và các luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau:

Bố cục văn bản

Luận điểm

Phần 1 (Từ đầu đến vận mệnh thế giới)Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại
Phần 2 …

Trả lời:

Bố cục và luận điểm của văn bản:

Bố cục văn bản

Luận điểm

Phần 1 (Từ đầu đến vận mệnh thế giới)Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại
Phần 2 (tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó)Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội
Phần 3 (còn lại)

 

Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Câu 3:  Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Câu 4: Em có nhận xét gì về cách tác giả triển khai bằng chứng trong phần 2 của văn bản?

Trả lời:

– Tác giả triển khai bằng chứng trong phần 2:

+ Đưa ra ngày tháng cụ thể.

+ Sử dụng số liệu chính xác.

+ Sử dụng cách so sánh hình ảnh.

Câu 5: Tác giả đề xuất giải pháp ở đoạn cuối của văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Mục đích đưa ra lời cảnh báo đó là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Từ đó, tất cả chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân.

Câu 6: Năng lượng hạt nhân khi không dùng để sản xuất vũ khí hủy diệt có thể trở thành nguồn năng lượng có ích cho nhân loại. Tìm hiểu những lợi ích của năng lượng hạt nhân và thiết kế sản phẩm sáng tạo để giới thiệu thông tin này trên góc truyền thông của lớp.

Trả lời:

– Năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để:

+ Trong lĩnh vực y tế, năng lượng hạt nhân được sử dụng trong y học hạt nhân, điện quang và xạ trị.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng hạt nhân được sử dụng để tạo chế phẩm phân giải rơm rạ và chiếu xạ trong sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột. Ngoài ra, công nghệ bức xạ gây đột biến cũng được áp dụng để tạo giống cây trồng cho năng suất cao.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để thiết kế và chế tạo các thiết bị như robot FMI khảo sát ngập lụt chân đế giàn khoan. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích như tính chịu áp lực cao, không ngấm nước và kết nối hệ thống phát quang.

– Sản phẩm giới thiệu thông tin:

loi-ich-nang-luong-hat-nhan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang