Soạn bài: Thơ ca (Ra-xun Gam-za-tốp) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Câu 1. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về thơ ca? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Thơ như bài hát ru, như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công
– Thơ giống như bà mẹ, như người yêu, thơ sẽ là con gái
– Thơ như trái núi cao không thể tới, như cánh chim sà đậu xuống lòng tay
– Thơ như đôi cánh nâng tôi bay
– Thơ như là vũ khí trong trận đánh
– Thơ là tất cả
– Thơ là công việc tân cùng, là rảnh rỗi bắt đầu, …
Em thích nhất hình ảnh thơ “Khi tôi nhỏ, thơ giống như bà mẹ/ Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu” Vì thơ ca theo chúng ta đến suốt cuộc đời, thơ ca là vĩnh cữu. Thơ luôn ân cần, chu đáo như vậy. Khi thì dịu dàng, đong đầy tình cảm luyện cho ta những tình cảm tốt đẹp như người mẹ, khi lại nồng nàn, đong đầy tình yêu lứa đôi.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về tâm nguyện của nhà thơ: “Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ”?
Trả lời:
Thơ sinh ra từ tâm hồn con người, nó đẹp song cũng giản dị, gần gũi với chúng ta. Nhà thơ, thơ và cuộc sống gắn bó với nhau, mật thiết không tách rời. Thơ bắt nguồn từ sự sống, chắt lọc những gì tinh tuý nhất.
Phôntan đã nói:
Bạn ơi hãy học suy nghĩ bằng trái tim
Và hãy học cảm xúc bằng lí trí.
Thơ là thế, không chỉ là “sự im lặng giữa các từ”, là tiếng lòng, mà còn là sự tỉnh táo trong cảm xúc, giàu chất trữ tình trong suy tưởng, để rồi trở thành người bạn trung thành của chúng ta trên đường đời, giúp chúng ta thêm lớn về tâm hồn, có tình cảm trong sáng và lành mạnh.
Câu 3. Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của thơ ca nói riêng, văn chương nói chung với tâm hồn mỗi người.
Trả lời:
Thơ trước hết giúp con người giãi bày xúc cảm của mình nhưng nếu xúc cảm đó bị phong kín trên trang giấy thì một điều chắc chắn là sức sống của những vần thơ ấy sẽ không lâu bền. Trong đời sống, con người không chỉ sống và tự chiêm nghiệm về những điều diễn ra trong lòng. Làm thơ không chỉ để tự thoả mãn nhu cầu giãi bày tình cảm của mình mà còn để chia sẻ, là để tìm sự đồng vọng của những tấm lòng đồng cảm. Thơ là điệu hồn của những tâm hồn đồng điệu (Tố Hữu) là bỏi vậy
Thơ không chỉ khiến tâm hồn, trí tuệ con người giàu có, phong phú mà còn vỗ về, động viên, khích lệ người ta đứng dậy, đi tới… Người đọc có thể cảm nhận muôn vàn cung bậc tình cảm, cảm xúc, muôn vàn tiếng lòng “rất thơ” mà người nghệ sĩ đã phổ trong mỗi con chữ. Tiếp nhận những tình điệu ấy, người đọc như được thanh lọc chính tâm hồn mình. Ta sẽ thấy mình cao thượng hơn, khao khát được sống đẹp, sống có ích hơn… Đó cũng chính là những điều mà Hoàng Trung Thông và tất cả chúng ta cảm nhận được khi đọc thơ của Bác:
Tôi đọc trăm bài, trăm ý đẹp
Ngọn đèn toả rạng mái đầu xanh.
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình
Thơ ca đến với cuộc sống từ khi nào, khó có thể trả lời đích xác. Nhưng một điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được là không có thơ, cuộc sống sẽ nghèo nàn, tâm hồn, tình cảm con người sẽ trở nên cằn cỗi vô cùng.
Cảm nhận được vai trò, tầm quan trọng của thơ ca đối với cuộc sống con người, chúng ta sẽ hiểu tại sao đã từng có người nói rằng: Cuộc sống sẽ tối sầm nếu không có thơ ca.
Xem thêm:
- Thơ ca là gì?
- Suy nghĩ về nhận định: Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca (Hu-go).