Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Câu đơn, câu ghép (Ngữ văn 9, Cánh diều)
Câu 1: Xếp những câu dưới đây vào nhóm phù hợp: câu đơn, câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập. Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của các cụm chủ vị trong mỗi câu.
a) Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.
(Phạm Văn Đồng)
b) Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc.
(Thi Sảnh)
c) Mừng đi trước dẫn đường, Nghi dắt ngựa theo sau.
(Phùng Quán)
d) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
e) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.
(Băng Sơn)
Trả lời:
a, Câu ghép chính phụ:
– CN1: Bác Hồ
VN1: sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy
– CN2: Người
VN2: sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.
b, Câu đơn:
– CN: hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ
VN: mọc lên, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc.
c, Câu ghép đẳng lập:
– CN1: Mừng
VN1: đi trước dẫn đường
– CN2: Nghi
VN2: dắt ngựa theo sau
d, Câu đơn:
– CN: Chúng tôi
VN: đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
e, Câu ghép đẳng lập:
– CN1: Em
VN1: ngủ
– CN2: chị
VN2: cùng thiu thiu ngủ theo.
Câu 2: Tìm các kết từ dùng để nối các vế câu trong những câu ghép dưới đây. Chỉ ra mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu.
a) Giá nhà con khỏe khoắn thì con chả dám kêu. (Nguyễn Công Hoan)
b) Vì tôi thẳng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)
c) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)
d) Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. (Thanh Tịnh)
e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. (Ngô Tất Tố)
Trả lời:
a) “Giá – thì”
=> Mối quan hệ điều kiện – kết quả.
b) “Vì – nên”
→ Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
c) “Tuy”
=> Mối quan hệ tương phản.
d) “Và”
→ Mối quan hệ đồng thời.
e) “giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào”
→ Mối quan hệ tăng tiến.
Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây. Cho biết vì sao không thể tách mỗi vế câu trong những câu ghép ấy thành một câu đơn.
a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
b) Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (Thi Sảnh)
c) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Nam Cao)
d) Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. (Nguyễn Quang Sáng)
Trả lời:
a, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
→ Vì các vế câu liên kết bằng các quan hệ từ nguyên nhân – kết quả
b, Buổi sớm, Mặt Trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
→ Các vế theo quan hệ liệt kê
c, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.
→ Vì các vế theo quan hệ nguyên nhân – kết quả
d, Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa.
→ Vì các vế theo quan hệ liệt kê
Câu 4: Trong những câu ghép dưới đây, ở câu nào có thể lược bỏ chủ ngữ của một trong hai vế, ở câu nào không thể lược bỏ? Vì sao?
a) Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. (Nguyễn Dữ)
c) Sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng, Tam Nông là vùng đất tự nhiên bảo đảm được sự cân bằng đó. (Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông)
Trả lời:
– Câu b có thể lược bỏ chủ ngữ của 1 trong 2 vế còn câu a và c thì không thể vì chủ ngữ ở hai vế khác nhau, lược đi sẽ thiếu thông tin.
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách đối với sự phát triển của mỗi người, trong đó có sử dụng một câu ghép. Chỉ ra câu ghép được sử dụng trong đoạn văn đã viết.
Trả lời:
Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất. Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt. Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn. Để việc đọc sách đạt hiệu quả cao nhất, đầu tiên chúng ta phải chọn được những cuốn sách tốt, có giá trị để đọc. Khi đọc phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích; đồng thời thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày và rút ra bài học cho bản thân. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách tốt nhất để học tập và trau dồi bản thân, giúp cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn.
– Câu ghép: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.