»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Lơ Xít (Coóc-nây) (Ngữ văn 9, Kết nối tri thức)
Trước khi đọc
Câu hỏi 1: Trong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình.
Trả lời:
Hôm đó khi em đang chuẩn bị lấy xe để về nhà thì thấy chiếc xe đạp yêu quý của em bị đổ dưới đất. Cùng với đó là chiếc chuông do chính tay bố tìm và thiết kế cho em đã bị bung hết ra. Em đã rất tức giận khi thấy chiếc xe mình nâng niu bị đổ và hỏng như vậy. Bên cạnh chiếc xe là một bạn học sinh đang loay hoay tìm cách nhấc lên. Lúc đó trong lòng em thực sự rất tức giận muốn xông đến mắng cho bạn kia một trận nhưng sau một chút suy nghĩ kĩ lại thì em đã bình tĩnh hơn. Em đi đến và cùng bạn đỡ xe dậy, thu gọn chiếc chuông để vào túi. Bạn quay sang em hối lỗi cúi đầu và nói: “Em xin lỗi chị ạ, em lấy xe không may bị đổ. Giờ em với chị dắt xe ra quán sửa đằng kia, bảo bác ý xem và sửa giúp ạ. Em sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm ạ.”. Em nhìn bạn học sinh thấy quần áo bạn học sinh lấm lem, gương mặt đang đỏ bừng, ánh mắt sợ hãi nhìn em. Em bình tĩnh nói: “Chị xem qua xe không vấn đề gì chỉ hỏng chuông, cái này để về nhà chị bảo bố sửa là được. Không sao đâu, đừng lo nhé”. Nói rồi tôi lên xe và đạp về nhà với tâm trạng yên bình.
Đọc văn bản 1
Câu hỏi 1: Việc Rô-đri-gơ muốn được chết.
Trả lời:
Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!
→ Nhân vật tình nguyện chết để Si-men trả mối thù.
Câu hỏi 2: Nỗi đau của Si-men
Trả lời:
– Sự đấu tranh giữa mối thù giết cha và sự dũng cảm của nhân vật, giữa tình cảm và lí trí.
Câu hỏi 3: Sự phân vân của Rô-đri-gơ.
Trả lời:
– Sự phân vân:
Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!
Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục
Câu hỏi 4: Si-men đánh giá hành động của Rô-đri-gơ.
Trả lời:
– Si-men đánh giá:
Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện
Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn
Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện…
Câu hỏi 5: Si-men làm gì để xứng đáng với người mình yêu?
Trả lời:
– Si-men đã:
Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng
Sau khi đọc
Câu hỏi 1: Vì sao Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng?
Trả lời:
– Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng vì chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.
Câu hỏi 2: Rô-đri-gơ đánh giá như thế nào về việc chàng giết cha của Si-men? Vì sao chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”?
Trả lời:
Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men. Chàng không muốn van xin Si-men vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc cho nên chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”.
Câu hỏi 3: Chỉ ra diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích.
Trả lời:
– Diễn biến tâm trạng:
+ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.
+ Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.
+ Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.
Câu hỏi 4: Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
– Hai nhân vật phải chịu sự giằng xé nội tâm giữa giết và không giết (Si-men), van xin và không van xin (Rô-đri-gơ).
– Từ đó xung đột chính của vở kịch đó là sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.
Câu hỏi 5: Nêu suy nghĩ của em về câu thoại của Si-men: “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.
Trả lời:
– Câu thoại này chứng tỏ Si-men là người rất mạnh mẽ, vì khi Rô-đri-gơ giết cha Si-men để giữ danh dự, để xứng đáng với nàng thì đứng trước mối thù giết cha, nếu Si-men không giết chàng thì sẽ không xứng với danh dự đó.
Câu hỏi 6: Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện quan niệm về danh dự, nghĩa vụ của con người ở thế kỉ XVII. Theo em, cách giải quyết xung đột trong vở kịch có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em cách giải quyết xung đột trong vở kịch không còn phù hợp hiện nay vì nếu giải quyết qua lại với nhau bằng cách giết nhau thì mọi việc sẽ rất rối loạn. Tất cả mọi việc đều để pháp luật nhà nước xử lí theo quy định.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.
Trả lời:
Đọc vở kịch “Lơ Xít” em rất ấn tượng với nhân vật Si-men. Trong vở kịch này thì nàng Si – men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si – men. Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:
“Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết
Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt
Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!
Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”