soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-chu-nom-ngu-van-9-ket-noi-tri-thuc

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Chữ Nôm – Ngữ văn 9, Kết nối tri thức

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Chữ Nôm – Ngữ văn 9, Kết nối tri thức

Câu 1: Theo em, với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng gì?

Trả lời:

Với việc sáng tạo chữ Nôm, ông cha ta đã thể hiện những tư tưởng, khát vọng:

– Giúp người Việt có tiếng nói riêng của mình, dễ dàng trao đổi, nói chuyện với nhau.

– Làm giàu hơn chữ chữ viết Tiếng Việt, góp phần bảo vệ chữ viết và tiếng nói của người Việt.

– Tạo ra những tác phẩm hay mang đậm bản sắc dân tộc, dễ lưu truyền cộng đồng người dân và truyền từ đời này sang đời khác.

– Đưa văn học Việt Nam sánh vai với các nền văn học lớn khác, đặc biệt là nền văn học Trung Quốc.

Câu 2: Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nhiều tác phẩm đặc sắc cho nền văn học dân tộc. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết.

Trả lời:

Một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm:

– Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)

– Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

– Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Mời trầu (Hồ Xuân Hương)

Câu 3: Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự gì? Theo em, hiện nay Truyện Kiều có cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du dùng để sáng tác không? Vì sao?

Trả lời:

– Em đọc Truyện Kiều thông qua văn tự chữ quốc ngữ.

– Theo em, hiện nay Truyện Kiều vẫn cần được lưu truyền bằng hình thức văn tự mà Nguyễn Du dùng để sáng tác (chữ Nôm) vì:

+ Đây là cách để bảo toàn nguyên vẹn những giá trị cốt lõi của chữ Nôm – một nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

+ Lưu truyền bản chữ Nôm giúp nâng cao sự hiểu biết của các bạn trẻ về Truyện Kiều, đồng thời giáo dục học sinh ngày nay nên biết yêu quý và giữ gìn các truyền thống văn hóa.

+ Bạn bè bốn phương khi đọc bản chữ Nôm của Truyện Kiều cũng sẽ hiểu thêm về con người, văn hóa Việt Nam hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang