»» Nội dung bài viết:
Tục ngữ về con người và xã hội
I. TÌM HIỂU CHUNG:
Đề tài tổng quát của chùm tục ngữ này và cấu trúc phân tích như thế nào?
– Đây là nhóm tục ngữ nói về giá trị con người và những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có: con người cần trong sạch, có tinh thần học hỏi, lòng nhân ái và lòng biết ơn. Có thể chia làm hai nhóm nhỏ để phân tích:
– Câu 1, 2: Nói về giá trị con người.
– Câu 3,4,5,6,7,8,9: Nói về lối sống và những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Những câu tục ngữ về con người:
Câu 1 đề cao cái gì và bằng cách nào?
– Đề cao giá trị con người so với của cải, người quý hơn của rất nhiều lần.
Từ “mặt” trong câu là từ đồng âm hay từ chuyển nghĩa?
– Chuyển nghĩa.
Câu tục ngữ sử dụng cách diễn đạt nào để thấy được giá trị của con người?
– So sánh bằng: Khẳng định tư tưởng: coi trọng con người hơn của cải.
Câu 2 có nghĩa như thế nào?
– Cái răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách con người. Nó còn thể hiện tình trạng sức khỏe con người.
– Vẻ đẹp của mái tóc và bộ răng là một phương diện hình thức quan trọng của con người.
=>Ý nghĩa: Vẻ đẹp của mái tóc và bộ răng là một phương diện hình thức quan trọng của con người.
*Khái quát: Hai câu tục ngữ tôn vinh giá trị con người và khuyên con người biết cách làm đẹp ở các phương diện hình thức quan trọng.
2. Những câu tục ngữ về lối sống và những phẩm chất mà con người cần có:
Em hiểu thế nào về các từ “sạch và thơm, gói và mở”? Từ đó diễn xuôi 2 câu dưới hình thức nghị luận?
– Câu 3: – Sạch: Trong sạch, không làm điều nhơ bẩn, phạm đạo đức, chứ không phải là sạch sẽ.
– Thơm: Trong sáng, giữ vững đựơc giá trị tinh thần, chứ không phải là thơm tho.
=> Ý nghĩa: Dù có nghèo khổ cũng phải giữ gìn phẩm chất của mình (trong sáng, …).
– Câu 4: – Học ăn, học nói: ăn cũng phải học, nói càng phải học. Vì cách ăn mặc, cách nói năng thể hiện rất rõ trình độ văn hoá, nếp sống, tính cách con người.
=> Ý nghĩa: : Con người phải học từ những cái nhỏ nhất.
– Những câu tục ngữ tương tự: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Ăn nên đọi, nói nên lời, …
– Học gói, học mở: là học để biết làm, biết giữ mình và biết cách giao tiếp với người khác. Cả câu: con người cần phải học giao tiếp từ lí thuyết đến thực hành.
Nêu đặc sắc về mặt hình thức của câu tục ngữ 3 và 4?
– Câu 3: Vần lưng: sạch, rách; Phép đối: đói, rách – sạch, thơm.
– Câu 4: Điệp ngữ học (nhấn mạnh điều cần nói).
* Mỗi hành vi của con người đều là “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được đánh giá. Vì vậy con người cần phải học …
Câu 5, 6: Khẳng định vai trò to lớn của người thầy và bạn bè.
Hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không?
– Câu 6: “Học thầy không tày học bạn” không có nghĩa là thầy thua bạn, mà là ngoài học thầy cần phải học thêm bạn, học thầy có khi không thuận lợi bằng học bạn (do gần gũi, dễ cảm thông), học thầy là quyết định nhưng học thêm bạn thì càng tốt … Như vậy ý của 2 câu không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau và vẫn đề cao yếu tố quyết định là thầy.
Em có nhận xét gì về cách lập luận khác nhau của hai câu tục ngữ trên?
– Câu 5: Lập luận theo quan hệ điều kiện – kết quả: nếu không có thầy thì không làm được gì.
– Câu 6: Lập luận theo quan hệ so sánh không ngang bằng: học thầy không bằng học bạn.
Em hãy nêu một vài câu tục ngữ có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau?
– Máu chảy ruột mềm; Bán anh em xa mua láng giềng gần.
– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn với Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
Hai câu tục ngữ 7,8 nói về phẩm chất gì của con người?
– Lòng nhân ái, khuyên con người yêu thương người khác như chính bản thân mình (cấu 7).
– Lòng biết ơn: khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công xây dựng nên thành quả đó (câu 8).
Em hiểu thế nào là về ý nghĩa của từ “non” và“núi cao”, “một cây” và “ba cây”?
– Một, ba không có nghĩa là trình tự số lượng đếm mà là “ít” và “nhiều”. Một cây là ít cây, mở rộng là số ít, ba cây là số nhiều.
– “Núi, núi non”: Đó có thể là việc lớn, thành công lớn, sự nghiệp lớn.
Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
– Số ít không làm được việc gì, số nhiều hợp lại làm nên việc lớn; sức mạnh đơn độc khó thành công, sức mạnh tập thể làm nên sự nghiệp: Đoàn kết là sức mạnh.
* Ghi nhớ Sgk/13.
III.LUYỆN TẬP:
Câu 1: Nội dung chính của những câu tục ngữ về con người và xã hội là gì?
Câu 2: Tim các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau trong số các câu tục ngữ sau:
– Một mặt người bằng mười mặt của
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
– Lá lành đùm lá rách
– Lời nói gói vàng
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no
– Có học mới biết, cỗ đi mới đến
– Người làm ra của chứ của không làm ra người
– Một lời nói, một đọi máu
– Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Câu 3: Tìm thêm ba câu tục ngữ cũng nói về học tập, tu dưỡng ngoài ba câu em đã học trong bài.
Câu 4: Tìm các câu tục ngữ có nghĩa gần gũi và trái nghĩa với câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?
Câu 5: Tìm và gạch chân dưới các câu tục ngữ ( hoặc tương đồng với tục ngữ) trong các câu văn, câu thơ sau:
“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xíu tốt dều thì rập khuôn” (Nguyên Trãi)
“Mỗi người phải ra sức góp công góp cùa để xây dựng nước nhà, chớ nên ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. (Hồ Chí Minh)
“Một cây làm chẳng nền non
Nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Câu 6: Vì sao những câu nói sau của Bác Hồ lại “mang giá tri tục ngữ và thực sụ đã trờ thành tục ngữ trong thời hiện đại của dân tộc”?
– Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
– Không có gì quý hơn độc lập tự do.
– Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi dua.
– Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
Câu 7: “Thương người như thể thương thân” vốn là đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế đời sống hiện nay dã sống theo dạo lí đó.
Câu 8: “Cái nết đánh chết cái đẹp” là câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người. Trong việc đánh giá một con người, vẻ đẹp ấy có ý nghĩa quyết định so với hình thức bên ngoài. Có bạn cho rằng trong cuộc sống ngày nay câu tục ngữ ấy đúng nhưng chưa dù. Theo em, nội dung “chưa đủ” ấy là gì?
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ, câu nào là ca dao?
– Ngó lên nuộc lạt mái nhà
– Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
– Ăn quả nhớ kè trồng cây
– Ăn khoai nhớ kẻ mang dây mà trồng.
Câu 10: Phân biệt tục ngữ với ca dao.