Đề thi tuyển sinh 10 môn Ngữ văn – 10 đề tham khảo
ĐỀ BÀI 1:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải: Đi tìm “mắt thần” cho người khiếm thị
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot học (cảm biến và giác quan của ro-bot), ông Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật và làm “mắt thần”. Dự án đó chính là chiếc kính dành cho người mù. “Mắt thần ”là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng một mét. Thiết bị này sau bốn năm trải qua nghiên thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “mắt thần” với giá 2,3 tỷ đồng để sản xuất bán ra thị trường nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian vừa giảng dạy vừa nghiên. Anh cho rằng thật là vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chỉnh vì vậy, anh đồng ý hợp tác với một công ty phi lợi nhuận sản xuất kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn 5000 người khiếm ở Việt Nam có “mắt thần”
Không dừng lại ở “mắt thần”, chàng trai trẻ hoài bão còn muốn cải tiến thiết bị này hơn nữa. Có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được các mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết đồ ăn… Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị một địa chỉ giống “1080” cho người mù, sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan niệm: “Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn”
(Lê Tuyết, báo Lao Động ngày 16/02/2016)
Câu 1: (1 điểm) Nêu hai thuật ngữ và một thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung chính của phần trích trên.
Câu 3: (1 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của mình về quan niệm sống của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải được kể trong văn bản trên: “Mình không giàu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn”.
PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Dưới đây là nỗi lo lắng của không ít các vị phụ huynh về con em của mình:
“Không biết nấu ăn, không biết rửa chén, không biết giặt quần áo… là điểm chung của việc “nghèo nàn’’ kinh nghiệm sống ở một bộ phận bạn trẻ hiện nay. Con đi học về, hôm thì: “Bộ quần áo này của con bẩn, mẹ giặt cho con nhé”. Hôm thì: “Tại mẹ quên bỏ chai nước vào balô của con, để con khát khô cả họng?” Có hôm con cằn nhằn: “Mẹ soạn sách thiếu cho con rồi”. ”.
Nhiều hôm, tôi bực mình với thái độ hững hờ của con kiểu như: “Món này con không thích, mẹ nấu món khác cho con ăn”. Đến chiếc xe đi học bẩn con cũng phải nhờ bố đi rửa. Thú thật, có tôi nhận ra con chẳng biết làm gì ngoài cái việc học xuất sắc. Hằng năm, con đều nhận danh hiệu học sinh giỏi, nhưng tôi không cảm thấy vui bởi lẽ con đang bị khuyết kỹ năng sống”.
(Con thiếu kỹ năng sống, lỗi mẹ cha? tác giả Ngọc Liên, báo Tuổi trẻ)
Hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về thực trạng này ở giới trẻ hiện nay.
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn trong những năm đất nước có chiến tranh qua hai đoạn trích sau :
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…
Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…”
(Khoảng trời – Hố bom, Lâm Thị Mĩ Dạ)
——–Hết——–
Gợi ý trả lời:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
Hai thuật ngữ: robot sinh học, “mắt thần”
Thành phần biệt lập: “cảm biến và giác quan của robot” là thành phần chú thích cho khái niệm robot sinh học.
Câu 2:
Nội dung chính của phần trích viết về Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn Quốc với mức lương cao để trở về Việt Nam giảng dạỵ tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và sáng chế ra “mắt thần”, chiếc kính điện tử dành cho người mù. Anh cũng từ chối lợi nhuận từ bản quyền, không thương mại hóa sản phẩm nhằm giảm giá thành cho người dùng.
Câu 3:
Bài viết nêu được những ý cơ bản sau:
– Sự chia sẻ (vật chất, tinh thần) là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay.
– Vì khi sẻ chia, cả người nhận và người cho đều cảm thấy hạnh phúc; sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau làm cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn.
– Hãy sẵn lòng chia sẻ vói mọi người bất cứ gì có thể trong khả năng của mình.
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Xem đáp án tại đây: Suy nghĩ về tình trang thiếu kỹ năng sống của giới trẻ ngày nay
Câu 2: Xem đáp án tại đây: Suy nghĩ về vẻ đẹp hình ảnh nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn qua Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) và bài thơ Khoảng trời – Hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ)
ĐỀ BÀI 2:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Bạn đã thả diều bao giờ chưa? Nếu đã từng thả diều, bạn có bao giờ đế ý thấy khi chiếc diều bay lên đến một độ cao, sợi dây luôn bị cong đi không ? Khi ban đầu mới thả diều, độ cong của sợi dây diều rất nhỏ, nhưng khi diều càng bay lên cao thì phần giữa của dây diều càng rũ xuống. Nguyên nhân là do dây diều ngoài chịu sự tác động của lực kéo lên trên và lực từ tay cầm của chúng ta giữ phía dưới, bản thân dây diều cũng có trọng lượng nhất định, cho nên mới khiến cho phần giữa của dây bị rũ xuống dưới và tạo độ cong. Dây diều trong không trung càng dài thì trọng lượng của nó càng lớn, lực hút của Trái Đất tác động lên nó càng cao và độ cong của dây diều càng rõ ”
(Theo Phi Lan Hội, Khám phá khoa học Vật lý lý thú, Hoàng Lan Linh dịch, Nxb Bách khoa Hà Nội, 2017)
Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: (1 điểm) Từ việc con diều bay lượn trên không trung dẫn dắt chúng ta liên tưởng đến điều gì ? Hãy viết về sự liên tưởng đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5- 7 dòng).
PHẦN 2 : TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 : (3 điểm)
Bức vẽ sau đây gợi cho em suy nghĩ gì ? Hãy trình bày suy nghĩ bằng bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày cảm nhận về tình cảm của người Việt Nam dành cho lãnh đạo chủ tich Hồ Chí Minh qua các khổ thơ sau:
……..Hết……..
Gợi ý trả lời:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phép lặp từ ngữ: thả diều
- Phép thế đại từ: nó
Câu 2:
- Nội dung: Mô tả độ cao, hình ảnh (độ cong của dây diều) và nguyên nhân của chúng.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: thuyết minh
Câu 3:
Bài viết nêu lên liên tưởng phù hợp, có ý nghĩa về hình ảnh con diều lượn trên không trung.
- Ví dụ: ước mơ và hiện thực, năng lực và ước muốn
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Xem đáp án tại đây: Suy nghĩ về ý nghĩa bức vẽ sự lựa chọn đường bay của ba mũi tên
Câu 2: Xem đáp án tại đây: Phân tích tình cảm thiết tha dành cho Bác Hồ kính yêu qua hai bài thơ Viếng lăng Bắc (Viễn Phương) và Bác ơi! (Tố Hữu)
ĐỀ BÀI 3:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư”
(Trích bài hát Khát vọng, Phạm Minh Tuấn)
Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ theo em là độc đáo nhất được sử dụng trong bài, nêu tác dụng.
Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung chính của phần trích trên. Nội dung của bài hát khiến em liên tưởng đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 ?
Câu 3: (1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về nhan đề “Khát vọng” mà tác giả đặt cho lời bài hát trên.
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan từng cho rằng “Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bại ngoại quả mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên bằng văn bản nghị luận ngắn khoảng 1 trang giấy thi.
Câu 2: (4 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu phát biểu rằng: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi tới của văn học”. Bằng hiểu biết của em về các tác phẩm văn học trong chươi trình Ngữ văn 9, em hãy làm rõ nhận định trên.
……..Hết……..
Gợi ý trả lời:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
Biện pháp tu từ độc đáo nhất được sử dụng trong bài theo em là: điệp ngữ “Và sao”, tác dụng của nó: tạo tính nhạc và nhân mạnh khát vọng công hiến.
Câu 2:
Nội dung chính: Thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ, có ích cho đời.
Nội dung của bài hát khiến em liên tưởng đến bài thơ “Mùa xuân nho nhi (Thanh Hải) đã học trong chương trình Ngữ Văn 9.
Câu 3:
Đoạn văn ngắn về nhan đề “Khát vọng” cần đảm bảo các ý sau:
– Khát vọng là ước mơ, mong muốn, đòi hỏi với một sự thôi thúc mạnh mẽ.
– Là người sống phải có khát vọng để không ngừng phát triển, tiến bộ.
– Khát vọng, ước mơ phải rõ ràng, thiết thực như phù sa, như lời ca, tiếi hát, như ánh sáng, như hạt giống, như tiếng chim, làn gió… đem đến những lợi ích cho con người, và cho cuộc đời.
– Không ngừng phấn đấu, rèn luyện và hành động để thực hiện được khát vọng.
PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Xem đáp án ở đây: “Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bại ngoại quả mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”.
Câu 2: Xem đáp án tại đây: Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi tới của văn học”
ĐỀ BÀI 4:
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Văn bản 1:
Con trai yêu dấu!
Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
– Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trần quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thương hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại
– Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó củng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kĩ điều này!
– Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng “thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình”. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!
(Dựa theo Lá thư dạy con của Tôn Vận Tuyền, Báo Yeutre.vn, ngày 16/9/2014)
Văn bản 2:
“Maliava Sasha thân yêu!
Khi còn trẻ, cha nghĩ cuộc đời tất cả là về bản thân mình – làm cách nào cha có thể tạo dấu ấn được nơi cõi đời này, trở nên thành công và đạt được những gì mình muốn. Thế rồi hai con bước vào cuộc đời cha với tất cả những sự tò mò, láu lỉnh cùng những nụ cười chưa lúc nào thôi làm tràn ngập trái tim cha và làm rạng ngời những tháng ngày đi qua. Bất ngờ cha nhận ra những kế hoạch to tát cha vạch ra cho chính mình không còn quan trọng nữa.
Cha nhanh chóng thấy niềm vui lớn nhất trong đời mình chính là niềm vui cha thấy được ở các con. Cha nhận ra cuộc đời chẳng còn ý nghĩa nếu cha không đảm bảo cho các con có mọi cơ hội để được hạnh phúc và phát huy được hết những gì nơi các con. Cuối cùng, các con à, đó chính là lý do cha chạy đua làm tổng thống: vì những gì cha muốn dành cho các con và mọi đứa trẻ ở đất nước này.
(………………..)
Cha mong cả hai con sẽ gánh nhận trách nhiệm này, hãy sửa những sai lầm mà các con thấy, hãy làm việc để trao cho người khác những cơ hội các con đang có. Hãy làm không phải vì các con có nghĩa vụ phải đáp đền một đất nước đã trao cho gia đình ta rất nhiều, dù thực tế các con có trách nhiệm đó. Mà hãy làm bởi vì các con có trách nhiệm với chính bản thân mình. Bởi vì chỉ khi các con phấn đấu cho một cái gì lớn hơn bản thân mình, các con mới có thể nhận ra hết những gì tiềm tàng thật sự các con đang có”.
(Dựa theo Lá thư gửi con gái của Tổng thống Mĩ Barack Obama, diễn đàn kenhsinhvien.vn, ngày 30/8/2014)
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra điểm giống nhau về hình thức và nội dung của hai văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm). Hai văn bản cho em hiểu thêm điều gì vê’ tình cảm của những người cha dành cho con cái?
Câu 3 (1.0 điểm). Tìm hai từ mượn được sử dụng trong văn bản 1 và cho biết nguồn gốc của chúng.
Câu 4 (1.0 điểm).
Hãy chọn ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất từ một trong hai văn bản trên và giải thích vì sao (HS giải thích trong 3 đến 5 câu).
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
Bằng trải nghiệm thực tế và lí tưởng sống của mình, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) với chủ đề: Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa?
Câu 2. (4 điểm).
Nhận xét về Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân nói: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mất trông thấu cả sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
Qua các đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy bình luận ý kiến trên.
——–Hết——–
Gợi ý trả lời:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm).
Về hình thức, cả hai văn bản đều được viết dưới dạng thư từ. Về nội dung, cả hai đều bày tỏ tình cảm và những lời dặn dò, mong ước của người cha dành cho con cái.
Câu 2 (0.5 điểm).
Qua hai văn bản, ta nhận ra những người cha luôn yêu thương con mình và luôn mong muốn mang đến cho con những điểu tốt đẹp nhất.
Câu 3 (1.0 điểm).
Văn bản 1 dùng khá nhiều từ mượn có nguồn gốc tiêng Hán, học sinh có thể chỉ ra 02 trong số các từ như sau: kinh nghiệm, thất bại, tiết kiệm, hoang phí, trưởng thành, gia đình, thân nhân, duyên phận…
Câu 4 (1.0 điểm).
Chọn ra một thông điệp mà mình tầm đắc và trình bày suy nghĩ của mình, chẳng hạn thông điệp về vai trò của gia đình, người thân trong bức thư thứ nhất:
– Người cha nhắc con hạnh phúc gia đình với những người thần là duyên phận trong đời, cần phải trân trọng và giữ gìn mỗi ngày.
– Gia đình là tổ ấm và điểm tựa cho mỗi con người, vai trò của gia đình rất lớn lao và thiêng liêng.
– Mỗi người cần trân trọng, yêu quý và góp phần giữ gìn hạnh phúc ấy.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (3 điểm).
Yêu cầu kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận: biết xác định đúng vấn đề nghị luận, tạo lập luận điểm và các luận cứ sáng rõ, lập luận chặt chẽ và thuyết phục. Đảm bảo kết cấu ba phần chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu câu kiến thức: có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí
Xem đáp án tại đây: Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa?
Câu 2 (4.0 điểm).
Yêu cầu kĩ năng:
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, thân bài vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết vấn để, kết bài nêu đánh giá, nhận định về vấn để.
Xác định đúng vấn đê’ nghị luận: tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Triển khai bài văn đẩy đủ các phẩn, lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
ĐỀ BÀI 5:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Như chúng ta đã biết, nghề mộc là nghề phổ biến nhất của người An Nam. Bên cạnh việc trang trí các công trình xây dựng và các bức tượng, khả năng đặc biệt của họ còn được thể hiện trong lĩnh vực chế tác đồ gỗ quý.
Trong lĩnh vực này, chuyên ngành quan trọng nhất là sản xuất đồ thờ. Chùa thường có khung cảnh thâm nghiêm và khắc khổ nên cần những đồ gỗ được trang trí cầu kì để tạo nên sức cuốn hút. Đồ đạc chủ yếu trong chùa là các bàn thờ và bàn bày lễ thường có hình dáng khá nặng nề. Các loại gỗ được sử dụng rất đa dạng. Người An Nam có thể lựa chọn giữa những loại gỗ cứng là các loại cây rừng: phổ biến nhất là gỗ hoặc gỗ sao, tương tự như gỗ sồi;vgỗ cẩm lai, gỗ mun được sử dụng chủ yếu cho những đồ vật có kích thước nhỏ; gỗ gụ khi được sử dụng theo thời gian sẽ lên nước bóng thẫm rất đẹp; gỗ trắc là một trong những loại gỗ đẹp nhất, rất chắc, khó gia công nhưng gần như không thể hư hại. Quả thật, cần phải tính đến sự phá hoại của côn trùng, nên việc sử dụng những loại gỗ mềm, mặc dù đã có lớp sơn bảo vệ, cũng không phải là không bất tiện. Tuy nhiên, đây lại là những loại gỗ được sử dụng nhiều nhất do chi phí thấp và dễ gia công hơn.
(Trích Nghệ thuật xứ An Nam, Henri Gourdon, NXB Nhã Nam, 2017, Trương Quốc Toàn dịch)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn trích cho em hiểu gì về khó khăn của người thợ mộc khi lựa chọn gỗ để chế tác?
Câu 3 (1.0 điểm). Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả lại dùng cụm từ “như chúng ta đã biết” ở đầu văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). Theo em, cẩn làm gì để bảo tổn, phát triển các làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện nay? (Học sinh trả lời trong 3 đến 5 cầu).
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu quan niệm của em để trả lời cho câu hỏi: Phẫu thuật thẩm mĩ – phép màu của khoa học, chìa khoá hạnh phúc hay sự chối bỏ bản thân?
(Nguồn ảnh: https://vi.pngtree.com)
Câu 2 (4 điểm)
Phân tích ý nghĩa chi tiết Chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, từ đó nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm cha con được thể hiện trong tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
PHẦN I: ĐỌC-HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm). Giới thiệu về nghề mộc (hay những đặc trưng trong nghề mộc) của người An Nam.
Câu 2 (0.5 điểm). Khi lựa chọn gỗ để chế tác, người thợ mộc gặp khó khăn khi phải cân nhắc giữa chất lượnggỗ, chỉ phí và độ khó dễ khi gia công.
Câu 3 (1.0 điểm). Tác giả dùng cụm từ “như chúng ta đã biết” để đảm bảo phương châm về lượng vì tác giả có nói lại một nội dung mà người đọc đã biết rồi, đồng thời đây cũng là cách để chuyển ý, dẫn ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). HS trình bày suy nghĩ và nêu ra giải pháp của mình, chẳng hạn:
- Việc bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với văn hoá, kinh tế… của đất nước.
- Nhà nước, các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ, tìm đầu ra cho sản phẩm, gắn làng nghề với phát triển du lịch…
- Mỗi công dân cần quan tầm đến các giá trị truyền thống, kế nghiệp các ngành nghề của gia đình, dòng họ…
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (3.0 điểm)
Yêu câu kĩ năng:
– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận: biết xác định đúng vấn đề nghị luận, tạo lập luận điểm và các luận cứ sáng rõ, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
– Đảm bảo kết cấu ba phần chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Thí sinh bày tỏ quan điểm riêng trên cơ sở lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ nghiêm túc, ý kiến nêu ra phải phù hợp với chuẩn mực văn hoá, đạo đức và pháp luật.
Xem đáp án tại đây: Phẫu thuật thẩm mĩ – phép màu của khoa học, chìa khoá hạnh phúc hay sự chối bỏ bản thân?
Câu 2 (4.0 điểm)
Yêu cẩu kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phẩn mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, thân bài vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề, kết bài nêu đánh giá, nhận định về vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa chi tiết chiếc lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang Sáng, suy nghĩ về tình cảm cha con.
- Triển khai bài văn đầy đủ các phần, lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
Xem đáp án ở đây: Phân tích ý nghĩa chi tiết Chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
ĐỀ BÀI 6:
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cẩu bên dưới.
Văn bản 1
Mỗi lần ở xa về, việc đâu tiên của những đứa cháu là đến bên ông bà “seo-phi”. Chính xác là sau tiếng chào, đứa nào đứa nấy tranh nhau seo-phi cùng ông bà, rồi tản ra mỗi đứa một góc, ôm chiếc điện thoại, lướt, chỉnh, thỉnh thoảng phá lên cười xem ra thích thú lắm. Chốc chốc, trong bữa ăn, có đứa giơ chiếc điện thoại hiện đại to gấp đôi bàn tay của bà thì thầm: “Ông bà xem này, ai cũng khen ông bà đẹp lão cả”.
Đến đây thì cả ông và bà đều giật mình. Bà hỏi đi hỏi từng đứa rằng đây có phải là hình chụp bà khi nãy không, sao môi bà hồng và da bà láng bóng thế? Sao không thấy vành khăn nhung bà quấn quanh mái tóc, rồi chiếc áo bà ba màu đất nay đâu? Ông gượng cười, giọng thủ thỉ như sợ những đứa cháu giận, rằng đây là diễn viên trên tivi chứ không phải ông lẫn bà.
Lừa nhau. Bà nói bằng giọng giận hờn, rồi lủi thủi vào buồng trong ra tấm hình chụp đại gia đình từ hồi nào, hồi mà những đứa cháu này còn trên tay bồng bế. Bà nói thích như thế này, nhìn nó thật.
Những đứa cháu nhìn nhau lắc đầu, chúng thầm thì có khi ông bà lẫn thật, rồi chúi mắt vào điện thoại. Cứ thế, chuyến về thăm ông bà khiến những đứa cháu ở phố ở hai ba ngày là than chán. Chúng quẩn quanh điện thoại, chẳng đứa nào đến cạnh ông, cạnh bà líu lo như ngày còn bé xíu.
(Theo Cách một màn hình,Đức Lộc, Báo Người lao động, 31/5/2018)
Văn bản 2
Tôi là người nhập cư, tôi hiểu, chúng tôi sống trên đất này nên tôi buộc phải gửi con cái tôi đi học ở trường Pháp, học sử dân tộc Gaulois, học Tướng de Gaulle, nhưng về nhà, chúng phải nói ngôn ngữ của chúng tôi, chúng nghe mẹ chúng, chúng ngồi trên đùi tôi khi tôi đi họp hội đồng hương, để chúng không quên nguồn gốc. Đánh mất xuất xứ là mất tất cả cô à. Vậy mà giờ hễ động tới cái gì ở quê hương là con cái tôi bĩu môi dè bỉu, chúng nghĩ đó là quê mùa, chúng nghĩ những người ở đó là mọi rợ. Mỗi lần tôi mở một đĩa nhạc truyền thống là chúng kêu ầm Chúng thì biết gì về âm nhạc cơ chứ? Chúng đâu hiểu rằng những bài hát đó giữ cho tôi không rời xa quê hương dù tôi sống ở xứ khác. Chúng chê tôi lạc hậu, phải nghe nhạc này nhạc kia mới là mốt, là văn minh. Tôi đâu có như chúng, chỉ chăm chăm xem cái gì hợp thời. Cô à, người trẻ như cô chỉ muốn nghe những bài nhạc mới, tìm đến các bảng xếp hạng, tâm niệm rằng bằng cách đó chắc chắn cô sẽ tìm ra ngay lập tức những bài nhạc hay nhất. Cô không tốn thời gian đi bới móc lục tìm trong những thứ không được xếp hạng, những thứ bị lãng quên. Cô và các con tôi muốn có câu trả lời trước khi tự mình tìm hiểu.
(Trích 5 múi giờ, 10 tiếng bay và một cái khép mi, Nguyễn Mai Chi, NXB Hà Nội, 2016)
Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản 1 để cập tới hiện tượng nào đang phổ biến ở giới trẻ?
Câu 2 (0.5 điểm). Điểm gặp gỡ về nội dung của hai văn bản trên là gì?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra 01 câu văn sử dụng cách dẫn gián tiếp trong văn bản 1, sau đó hãy chuyển thành cách dẫn trực tiếp.
Câu 4 (1.0 điểm). Theo em, thông điệp mà các tác giả gửi gắm đến thế hệ trẻ trong hai văn bản trên là gì? (HS trả lời trong 3 đến 5 câu).
PHẦN II: LÀM VẨN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
Bức tranh bên cạnh minh hoạ cho một quan điểm về sách và điện thoại di động: sách mang đến cả biển kiến thức vô bờ trong khi điện thoại di động trói chân con người vào những thú vui nhỏ bé.
Em có đồng ý với quan điểm trên hay không? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để bày tỏ ý kiến của mình.
(Nguồn ảnh: http://ocu.vn/nhung-hinh-anh-dang-suy-ngam-ve-xa-hoi-hien-tai-phan-1)
Câu 2 (4 điểm).
Việc Nguyễn Dữ sáng tạo các chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương không những giúp cho câu chuyện li kì, hấp dẫn hơn mà còn làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định trên.
——–Hết——–
Gợi ý trả lời:
ĐỌC-HIỂU:
Câu 1 (0.5 điểm). Giới trẻ quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh, dùng nó để thay thế mọi nguồn vui, “sống ảo” và do đó trở nên vô tâm, xa cách với thế hệ đi trước.
Câu 2 (0.5 điểm). Cả hai văn bản đểu để cập đến vấn đê khoảng cách giữa người trẻ và thế hệ đi trước. Trong khi người già luôn coi trọng truyền thống và những giá trị tốt đẹp của gia đình, dân tộc thì người trẻ thờ ơ, chối bỏ và xem đó như là những điều lạc hậu.
Câu 3 (1.0 điểm). Có thể chọn 01 trong các câu văn có dùng cách dẫn gián tiếp dưới đây:
– Bà hỏi đi hỏi lại từng đứa rằng đây có phải là hình chụp bà khi nãy, sao môi bà hồng và da bà láng bóng thế? Sao không thấy vành khăn nhung bà quấn quanh mái tóc, rồi chiếc áo bà ba màu đất nay đâu?
Ông gượng cười, giọng thủ thỉ như sợ những đứa cháu giận, rằng đây là diễn viên trên tivi chứ không phải ông lẫn bà.
Bà nói thích như thế này, nhìn nó thật. Những đứa cháu nhìn nhau lắc đầu, chúng thẩm thì có khi ông hà lẫn thật, rồi chúi mắt vào điện thoại.
Chuyển sang cách dẫn trực tiếp: Bà hỏi đi hỏi lại từng đứa rằng: “Đây có phải là hình chụp bà khi nãy không? Sao môi bà hồng và da bà láng bóng thế? Sao không thấy vành khăn nhung bà quấn quanh mái tóc, rồi chiếc áo bà ba màu đất nay đâu?”.
Câu 4 (1.0 điểm). Trình bày suy nghĩ của mình:
– Các thiết bị điện tử, công nghệ làm cho cuộc sống hiện đại nhưng cũng góp phẩn gây nên sự xa cách giữa ông bà cha mẹ và con cái, con người ít gần gũi, trò chuyện trực tiếp với nhau.
– Giới trẻ thường vô tâm với những giá trị truyền thống, quá chú trọng đến cuộc sống riêng của bản thân…
– Mỗi người trẻ cấn biết lắng nghe, gần gũi với ông bà, cha mẹ, thế hệ đi trước; cần trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của gia đình, dân tộc…
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (3 điểm)
Yêu câu kĩ năng:
– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận: biết xác định đúng vấn đề nghị luận, tạo lập luận điểm và các luận cứ sáng rõ, lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
– Đảm bảo kết cấu ba phẩn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Thí sinh bày tỏ quan điểm riêng trên cơ sở lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ nghiêm túc, ý kiến nêu ra phải phù hợp với chuẩn mực văn hoá, đạo đức và pháp luật.
Xem đáp án tại đây: Sách mang đến cả biển kiến thức vô bờ trong khi điện thoại di động trói chân con người vào những thú vui nhỏ bé.
Câu 2 (4.0 điểm)
Yêu câu kĩ năng:
– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ các phần mở bài, thần bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, thân bài vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề, kết bài nêu đánh giá, nhận định vể vấn đề.
– Xác định đúng vấn đê’ nghị luận: các chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương không những giúp cho câu chuyện li kì, hấp dẫn hơn mà còn làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.
– Triển khai bài văn đẩy đủ các phần, lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
Xem đáp án tại đây: Ý nghĩa những chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
ĐỀ BÀI 7:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chim nhạn được coi là nhà lữ hành xuất sắc trong không trung. Mùa xuân nó xếp thành hình chữ “nhất” hoặc chữ “nhân bay từ phương Nam tới phương Bắc; mùa thu, cũng với đội hình như vậy nó bay trở lại phương Nam. Mỗi hành trình kéo dài từ một tới hai tháng, năm nào cũng lặp như vậy. Trong hành trình,bầy chim nhạn có kỷ luật rất nghiêm ngặt, chúng thường xếp thành hình chữ “nhân” hoặc hình chữ “nhất”, vừa bay vừa phát ra tiếng kêu “cạc cạc ”. Tiếng kêu này có tác dụng như hiệu để quan tâm lẫn nhau, kêu gọi, cất cánh hay dừng chân. Vậy chim nhạn xếp thành hình chữ “nhất” và hình chữ “nhân ”để làm gì? Thì ra, đội hình này giúp tiết kiệm sức lực, con chim đầu đàn khi vo cảnh sẽ tạo ra một luồng khí di chuyển lên trên, con phía sau bám sát có thế lợi dụng dòng khí này để bay nhanh hơn bay đỡ mất sức. Cứ như vậy con sau theo sát con trước, bầy chim nhạn tự nhiên mà xếp thành đội hình như vậy.
Ngoài ra, hình chữ “nhất” hay hình chữ “nhân” mà chim nhạn xếp còn là một biểu hiện bản năng của tập tính bầy đàn, điều này giúp chúng phòng tránh nguy hiểm. Con chim có kinh nghiệm trong đàn nhất thường được bầu làm “đội trưởng”, bay đầu tiên, nhưng do “đầu đàn” không thể dụng được luồng khí nào để di chuyến lên nên rất dễ bị kiệt sức. vậy trong hành trình di chuyển tương đối dài, đàn nhạn sẽ luân phiên thay đổi vị trí cho nhau, kể cả trí “đầu đàn”. Chim non hay những con có thể trạng yếu thường được sắp xếp vào giữa đội hình. Khi nghỉ ngơi bên dòng nước, tìm kiếm thức ăn, sẽ có một con nhạn dày dạn kinh nghiệm canh gác cho đàn.
(Theo “Bách khoa toàn thư”, Tủ sách thức phổ thông, trang 168, NXB Hồng Đức)
Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ theo em là độc đáo nhất được sử dụng trong bài, nêu tác dụng.
Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên và đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3: (1 điểm) Từ nội dung của văn bản, em liên tưởng đến những phẩm chất gì mà con người cần học tập ở loài chim nhạn ? Hãy nêu suy nghĩ về phẩm chất đó bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Từ vẻ đẹp phẩm chất khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống. Hãy trình bày bằng một văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
Câu 2: (4 điểm)
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lao động qua hai đoạn thơ sau:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trang bao la thâu góp gió”.
(Quê hương, Tế Hanh)
——–Hết——–
Gợi ý trả lời:
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
Biện pháp tu từ: nhân hóa, tác dụng giúp cho việc diễn đạt sinh động, cánh chim nhạn gần gũi.
Câu 2:
- Nội dung chính: Giải thích vì sao chim nhạn khi bay thường xếp thành hình chữ “nhất” hay chữ “nhân”.
- Đặt nhan đề: Chim nhạn và tính tập thể, Chuyện về loài chim nhạn…
Câu 3:
Đoạn văn cần đạt nêu được ý cơ bản: Con người cần học tập tính kỉ luật, tính tập thể ở loài chim nhạn.