dau-ngoac-kep

Soạn bài: Dấu ngoặc kép – Ngữ văn 8

Soạn bài: Dấu ngoặc kép

I. Công dụng của dấu ngoặc kép.

Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu phân biệt từ ngữ, câu, đoạn văn thơ được trích dẫn;
+ Đánh dấu từ ngữ dược hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý châm biếm.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Dấu ngoặc kép dùng lúc trích dẫn:

Ví dụ: Nguvễn Trãi đã gắn “nhân nghĩa” với “dân” khi ông viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” trong “Bình Ngô đại cáo ”. Ông lại cũng gắn “nhân nghĩa ” với “nước” khi ông viết: “Nhân nghĩa duy trì thế nước yên” trong bài thơ “Hạ quy Lam Sơn”. Thật là rõ ràng, với Nguyễn Trãi “nhân nghĩa” gắn liền vơi chủ nghĩa yêu nước, với tấm lòng ưu ái thương dân”… (Diễn văn lễ kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi – Võ Nguyên Giáp)

Dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý châm hiếm.

Ví dụ: …”Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của các người cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người “Nê-gơ-ra” lẫn người “An-nam-mít” mặc nhiên trả lại “giống người bẩn thỉu”(Thuế máu – Nguyễn Ấi Quốc)

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… dẫn trong câu văn.

Ví dụ:  Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Bác Hồ sống vià hoạt động tại chiến khu Việt Bắc “bốn phương lồng lộng, thủ đô gió ngàn. Những năm tháng máu lửa ấy, Bác có viết một số bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Tiêu biểu nhất là các bài: “Cảnh rừng Việt Bắc”, “Cảnh khuya”, “Đi thuyền trên sông Đáy”... Tinh yêu nước thương dân, tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời… dạt dào trên những vần thơ của Bác.

II. Luyện tập:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang