canh-cho-chu-mot-canh-tuong-xua-nay-chua-tung-co-trong-chu-nguoi-tu-tu

Trình bày cảm nhận của em về cảnh cho chữ: một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong Chữ người tử tù

Trình bày cảm nhận của em về cảnh cho chữ – một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có ” trong Chữ người tử tù


Dàn bài gợi ý:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, cảnh cho chữ.

  • Thân bài:

– Cảm nhận cảnh cho chữ – một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có ”:

+ Giới thiệu sơ qua bối cảnh cho chữ: thời gian, không gian, người cho chữ, người nhận chữ…

+ Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, ở đây sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra vào lúc đêm khuya, trong nhà ngục tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở một nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. (Dẫn chứng )

+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê viết từng nét chữ là một tử tù nhưng uy nghi, ung dung đĩnh đạc, kẻ nắm giữ luật pháp (viên quản ngục) thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ ”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực ”… (Dẫn chứng )

+ Trật tự, kỉ cương của nhà tù bị đảo ngược, có thay bậc đổi ngôi: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân… (Dẫn chứng )

* Đánh giá chung :

+ Nghệ thuật thể hiện : nghệ thuật đối lập của bút pháp lãng mạn được sử dụng triệt để, ngôn ngữ giàu chất tạo hình…

+ Cảnh cho chữ thể hiện chủ đề tác phẩm (sự chiến thắng của thiên lương, sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả), thể hiện quan niệm về cái đẹp của nhà văn (cái đẹp phải đi cùng với cái thiện, với thiên lương … )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang