Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Cảm nhận về nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

  • Mở bài:

Tô Hoài là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam thể kỉ XX. Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc, rút ra từ tập truyện Tây Bắc (1952),là kết quả của chuyến đi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng. Nổi bậc trong tác phẩm là nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp, trẻ trung nhưng bị cường quyền giam hãm, chà đạp đến khô héo cả tâm hồn và sức sống.

  • Thân bài:

Mị là người phụ nữ có số phận rất đáng thương:

– Vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ, Mị buộc phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, sống kiếp đời nô lệ, không bằng con trâu, con ngựa: Mị bị tước đoạt tự do, tước đoạt tình yêu, hạnh phúc. Mị bị bóc lột đến tận cùng về sức lao động, đẩy vào thói quen nô lệ.

– Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị bị chà đạp về thể xác. Mị bị giam hãm về tinh thần.

– Dưới sự áp chế của cường quyền, thần quyền, Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời, rơi vào kiếp sống câm lặng, vô cảm – lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa; lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…

Mị là người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ rất đáng khâm phục:

– Mị có sự phản kháng mãnh liệt khi biết mình phải làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí: từ chối cuộc hôn nhân, làm nương để trả nợ; bị bắt về làm dâu, hàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc; Mị có ý định ăn lá ngón để tự tử…

– Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát tình yêu, hạnh phúc: Trong đêm tình mùa xuân, dưới tác động của rượu, của tiếng sáo, Mị thức dậy lòng yêu đời, yêu sống– Mị thấy mình còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

– Mị có sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do và sự công bằng: Trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, khi chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ, Mị thương mình, thương người, phẫn nộ trước áp bức, bất công – chúng nó thật độc ác/ người kia việc gì mà phải chết… Điều đó thôi thúc Mị vượt lên trên cả nỗi sợ hãi cường quyền để cắt dây trói cho A Phủ. Khi nhìn thấy A Phủ vùng chạy, niềm khao khát sống đã thôi thúc Mị “cắt” nốt sợi dây trói của thần quyền và tự giải phóng cho chính mình: Mị đứng lặng trong bóng tối…/ A Phủ, cho tôi đi với, ở đây thì chết mất.

3. Bình luận, đánh giá:

– Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn làm nổi bật nhân vật Mị là một người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng lại có sức sống tiềm tàng mãnh liệt và ý thức sâu sắc về giá trị một cuộc sống có ý nghĩa.

– Để làm nổi bật hình tượng, nhà văn đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh, tình huống đặc biệt, khai thác triệt để các chi tiết nghệ thuật, đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật: những trạng thái tâm lí mâu thuẫn, phức tạp được lí giải logic trong sự tương tác giữa tính cách với hoàn cảnh.

– Nhân vật Mị tiêu biểu cho cuộc đời, số phận và những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động miền núi dưới ách áp bức bóc lột của bọn phong kiến, chúa đất.

– Nhà văn vừa bộc lộ tình yêu thương, sự đồng cảm vừa thể hiện những khám phá mới mẻ – phát hiện và khẳng định sức sống, khả năng cách mạng của những con người lao động nhỏ bé.

  • Kết bài:

Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật Mị, tác phẩm khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Những năm tháng kháng chiến anh dũng, hào hùng của dân tộc chính là đề tài thu hút sự quan tâm của tất cả các tác giả văn học. Hình tượng chủ yếu được tập trung đến là người lính, sự giác ngộ cách mạng của quân chúng nhân dân. Tô Hoài không nằm ngoài mạch chảy chung của văn học, nhưng cái riêng của ông chính là tìm đến những cái rất mới, rất lạ để phán ảnh hiện thực cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về những người nông dân miền núi, tìm và phát hiện vẻ đẹp của họ. Vợ chồng A Phủ chính là tác phẩm nghệ thuật thành công nhất, đánh dấu bước chuyển mình của tác giả. Qua hình ảnh nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm với những số phận khổ đau và bất hạnh, tấm lòng yêu thương con người thấm đẫm tính nhân văn.

  • Thân bài:

Mị vốn là một cô gái trẻ, xinh đẹp, và giàu sức sống. Cô sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, có món nợ truyền khiếp của bố mẹ. Và Mị chính là người phải gánh lấy món nợ truyền kiếp ấy. Thống lí Pá Tra muốn cô thành cô dâu gạt nợ, mà thực chất chính là bắt một kẻ người làm, người hầu không công về cho nhà mình. Bằng sự độc ác, xảo trá của mình, hắn đã lợi dụng hủ tục cướp vợ mà bắt cô trở về nhà, cúng trình mà nhà hắn, và cũng chính từ lúc ấy cuộc đời Mị bước vào thảm kịch. Ngòi bút sắc sảo của Tô Hoài đã vạch trần bộ mặt, bản chất của giai cấp bóc lột ẩn sau những hủ tục cũ kĩ, thối nát. Mị mang tiếng được lấy về làm vợ nhưng thực chất chỉ là một kẻ nô lệ, một nô lệ mọt kiếp để người ta hành hạ, bóc lột.

Những ngày Mị ở nhà A Sử quả sống như trong địa ngục, cô không được nhận tình yêu thương, chia sẻ, ngược lại chỉ quần quật làm, đôi khi còn bị ngược đãi, đánh đập về thể xác. Mị lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nơi ở của cô chỉ là một căn phòng bé, chiếc cửa sổ bé xíu, nhìn ra ngoài chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng.

Dường như hoàn cảnh sống đó đã mài mòn ý chí, tinh thần ham sống của Mị, khiến Mị không còn tinh thần phản kháng, thật đau đớn và chua xót biết bao, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Quả thực không ai có thể ngờ rằng, một cô gái tràn đầy tình yêu cuộc sống, ham mê sống mãnh liệt như vậy lại có lúc buông xuôi cuộc đời, số phận của mình như vậy. Chính hoàn cảnh tù ngục đó đã bào mòn, đẩy Mị vào bước đường tê liệt ý thức.

Sức sống tiềm tàng là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy. Sức sống tiềm tàng của Mị bị khuất lấp trong cảnh làm con dâu gạt nợ.

Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ, Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do. Mị thà chết đi chứ không muốn làm con dâu nhà bọn ác độc ấy. Thế nhưng, vì thương cha, vì sự tự do của cha, nàng đành cam chịu. Tất cả lòng ham sống, khát vọng của tuổi trẻ dần bị cuộc sống khắc nghiệt mài mòn đến cùng cực.

Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy. Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc. Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.

Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc. Trong đêm tình mùa xuân năn ấy, nó đã bị trù dập phủ phàng. Thế nhưng, nó vẫn còn đó bên trong Mị và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

Trong đêm mùa đông, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị đánh, bị trói, ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn. Đến khi nàng nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.

Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị đã cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị cắt sợi dây trong vô thức. Bởi Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí. Rồi cuối cùng, khi nhìn A Phủ đang chạy về phía tự do khiến Mị sực tỉnh. A Phu cũng không khác gì Mị. A Phủ sắp được tự do dù chưa biết phía trước sẽ như thế nào nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn hiện tại. Lấy hết can đảm,  cô vụt chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

Tô Hoài đã tỏ ra vô cùng sắc sảo, khi lý giải nguyên nhân này bằng tâm lí “con ma nhà thống lí” đã nhận mặt mình từ buổi cúng trình ma, nên cả đời này cô chỉ có thể chôn vùi cuộc đời mình ở đây. Điều đó đã phản ánh sự tàn độc của bọn cường hào, dung thần quyền và cường quyền để áp chế đời sống vật chất và tinh thần của một con người. Tác giả đã cung cấp những thông tin vô cùng giá trí, bóc trần bản chất xã hội vô nhân đạo, cho thấy thân phận bất hạnh của những người nông dân nghèo khổ.

Nhưng nếu chỉ mang trong mình giá trị hiện thực, thì tác phẩm này của Tô Hoài chắc chắn sẽ không có được thành công vang dội đến vậy. Điều quan trọng nhất tạo nên thành công của tác phẩm này chính là khả năng phân tích tâm lí nhân vật, để nhân vật tìm thấy ánh sáng cuối đường, đây đồng thời cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Bằng khả năng phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Tô Hoài đã logic hóa, điều chỉnh hợp lí diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị. Mị từ chỗ bị tha hóa, bị mài mòn về ý thức và nghị lực sống vì bị đày ải, khổ cực qua, cô sống trong nhẫn nhịn, chịu đựng. Ban đầu về nhà thống lí Pá Tra cô còn có ý định ăn là ngón tự tử, nhưng sợ liên lụy cha, nhưng ngay cả khi cha đã chết đi thì tinh thần phản kháng của cô đã ông còn nữa. Cô làm việc như một cái máy, không ý thức cho tương lai, cho ngày mai…. Vậy yếu tố nào, nhân tố nào có thể tác động khiến cô thức tỉnh?

Điều kì diệu ấy chính là ở tiếng sáo. Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo cũng là tiếng gọi của cuộc sống ngày xưa. Hơn nữa tiếng sáo lại xuất hiện trong một khung cảnh đầy xuân sắc khiến Mị tha thiết, bồi hồi, khiến cô lập tức nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ ngập đầy hành phúc. Cũng chính tiếng sáo đã giúp cô ý thức được “mình vẫn con trẻ” và “bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi xuân”. Tiếng sáo tiếp tục văng vẳng bên tai, càng làm tâm hồn cô thức tỉnh hơn nữa. Cùng với hơi men, đã khiến Mị có một quyệt định thật táo bạo, ấy là cô muốn đi chơi và hiện thực hóa nó bằng việc vào nhà để thay quần ào đí chơi, để được sống như một con người thực sự. Đây có thể coi một bước đột biến tâm lí rất lớn của Mị. Nó không hề phi logic mà ngược lại tấy hợp lí, đay là kết quả của quá trình tác động của hoàn cảnh đến với tính cách nhân vật.

Quá trình tâm lí thứ hai, chính là cuộc gặp gỡ và giải cứu bất ngờ A Phủ vào một đêm đông. Mị gặp A Sử bị trói đứng đâu phải chỉ một đêm đó, mà có lẽ là đã rất nhiều đêm rồi. Nhưng tại sao phải đến tận thời điểm đó cô mới giải cứu A Phủ. Bởi đó chính là giọt nước mắt rơi trong hõm má sâu hoắm của A Phủ từ từ rơi xuống đã tác động mãnh liệt đến tâm lí cô. Giọt nước mắt đó mang đến sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người cùng khổ. Đến lúc này đây ý thức phản kháng của cô càng bùng lên mãnh liệt, nó đã thể hiện sáng rõ qua câu nói: “Người kia việc gì phải chết?”. Ý thức đã dần quay trở về trong cô. Và chính lúc đó cô cũng có một quyết định vô cùng táo tạo, tháo dây trói cho A Phủ và tự giải cứu chính mình. Hành động của Mị tuy là bột phát, nhưng nó cũng là kết quả của một quá trình bừng tình sau những đêm đông dài bị đóng bang về ý thức và tinh thường. Lòng đồng cảm, tình yêu thương và hơn hết là khát vọng tự do của một trái tim yêu cuộc sống mãnh liệt đã thúc đẩy cô thoát khỏi cuộc sống tù đày, khổ ải này.

Bằng ngòi bút phân tích tâm lí vô cùng chân thực, tinh tế, Tô Hoài đã khắc họa thành công quá trình đi từ khổ đau đến hạnh phúc, ánh sáng của người lao động. Hạnh phúc của họ không gì khác chính là khi tìm được ánh sáng lí tưởng của cách mạng. Cuộc đời của họ từ đây đã được mở sang một trang mới.

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ quả thực thật khó mà tách bạch cho rõ rang. Hai yếu tố này đan xen, hòa quyện vào với nhau. Đồng thời còn kết hợp với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tài tình, logic càng nhấn mạnh, làm rõ hơn nữa hành trình đến với ánh sáng của nhân vật. Dù tác phẩm thấm đẫm giá trị hiện thực nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng trong từng câu từng chữ vẫn có những tình cảm hết sức chân thành đằm thắm. Phải có tình cảm như vậy thì ông mới phát hiện được vẻ đẹp khuất lấp, những biểu hiện tinh tế trong tâm trạng của nhân vật được.

  • Kết bài:

Với Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài nâng niu, trân trọng từng bước phát triển tâm lí, từng tình cảm yêu thương của họ. Để từ đó ông phát hiện ra sức sống mãnh liệt ở những con người này. Đồng thời ông cũng thể hiện sự cảm thông, trân trọng những khát vọng tự do, chân chính của họ. Hai yếu tố hiện thực và nhân đạo hòa quyện vào nhau đã giúp cho sự thành công của tác phẩm này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang