Nhận xét về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

nhan-xet-ve-nhan-vat-mi-trong-truyen-ngan-vo-chong-a-phu-cua-to-hoai-co-y-kien-cho-rang-do-la-co-gai-co-khat-khao-song-manh-liet-anh-chi-hay-lam-sang-to-y-kien-tren

Nhận xét về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ”của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

  • Mở bài:

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn của phong tục. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về những phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, đặc biệt là vùng núi.

– “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc in trong tập “Truyện Tây Bắc”, kết quả của chuyến thực tế lên vùng cao Tây Bắc của nhà văn. Mị là nhân vật chính trong tác phẩm.

– Nhận xét về nhân vật Mị, có  ý kiến cho rằng: “Đó là cô gái có khát khao sống mãnh liệt”.

  • Thân bài :

Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Mị, một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị đày đọa đến vô hồn vô cảm bởi bởi thần quyền và cương quyền. Thế nhưng, bên trong co người héo khô và im lặng ấy luôn có một nguồn sống dồi dào, mãnh liệt.  Tâm trạng và hành động của Mị cho thấy, trong Mị có một sức sống tiềm tàng vẫn luôn âm ỉ, đó là khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc dẫu còn tự phát và bản năng. Khát vọng đó rất mãnh liệt và khi có cơ hội sẽ bùng phát.

– Khát khao sống mãnh liệt được thể hiện trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá tra:

+ Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”

+ Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

+ Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

+ Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất  tự do.

– Khát khao sống mãnh liệt khi đã làm dâu nhà thống lý Pá tra:

+ Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …

+ Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay … không biết là sương hay nắng”.

+ Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

– Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

– Cảnh sắc của Hồng Ngài trong những ngày xuân với những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác, đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà… đã khơi gợi trong tâm hồn Mị ý nghĩa của mùa xuân.

+ Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm tàng một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đoá hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, giàu đức hiếu thảo.

+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức  những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy.

+ Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu  hạnh phúc.

+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.

+ Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. Tiếng ngựa ngoài kia làm cho Mị tỉnh giấc, nàng đã trở lại với hiện tại đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.

– Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói:

+ Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.: “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”, và vì cảnh tượng ấy đã diễn ra trong nhà thống lí thường xuyên.

+ Thế nhưng, khi thấy giọt nước mắt khổ đau và tuyệt vọng của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ. Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải  chết”.

+ Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp và sự bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ.

+ Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

+  Cắt dây cởi trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị là hành động vùng dậy tự phát của người nô lệ miền núi cao Tây Bắc, phản ứng lại đối với sự cai trị tàn bạo của bọn thống trị, nhằm mục đích tự giải phóng.

* Đánh giá. 

– Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ  có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền,  thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

  • Kết bài:

Qua hình ảnh nhân vật Mị, nhà văn đã phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của bọn phong kiến miền núi. Sức mạnh của cường quyền và thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội, họ sẽ thức dậy, bùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.