Hình ảnh giọt nước mắt của nhân vật mị trong truyện Vợ chồng A Phủ.

hinh-anh-giot-nuoc-mat-cua-nhan-vat-mi-trong-truyen-vo-chong-a-phu

Giọt nước mắt của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ.

– Lần 1: Mị khóc trong lúc mới về ở nhà thống lí do bị A Sử bắt về → Tiếng khóc tự nhiên: Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. → Tiếng khóc tủi thân cho thân phận mình, báo hiệu cho một cuộc đời đầy thống khổ.

– Lần 2: Tiếng khóc xuất hiện khi Mị trốn về nhà cha đẻ: Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở → Tiếng khóc dồn nén quá lâu bộc lộ sự uất ức của Mị.

– Lần 3: Tiếng khóc khi Mị chuẩn bị ăn lá ngón → Tiếng khóc tuyệt vọng: Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị không đành lòng chết vì lo cho không ai trả nợ cho cha. → Tiếng khóc xen lẫn tình thương, sự hiếu thảo của Mị với cha mình.

– Lần 4: Tiếng khóc của Mị sau khi nghe tiếng sáo: Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra → khóc buồn, gợi nhớ quá khứ khi còn trẻ → Mị muốn đi chơi → Cái lồng nhà Pá Tra kìm hãm Mị. → Tiếng khóc gợi nỗi nhớ da diết trong lòng Mị.

– Lần 5: Mị khóc khi bị A Sử trói → Tiếng khóc uất ức: Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. → Thể hiện sự xót xa, chua xót cho thân phận mình khi mọi người đi chơi thì mình lại bị trói. → Tiếng khóc làm bước đạp cho hành động sau này: Mị cởi trói cứu A Phủ.

⇒ Giọt nước mắt của nhân vật Mị là nỗi đau, sự uất ức cho số phận khốn khổ, phải chịu bao tủi nhục khi sống trong nhà thống lí Pá Tra.

Phân tích nhân vật Mị và A Phủ trong truyện Vợ Chồng A Phủ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.