Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

phan-tich-truyen-ngan-vo-chong-a-phu-cua-to-hoai-678

Phân tích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

  • Mở bài:

Tô Hoài là nhà văn lớn nhất của nền văn học Việt nam thế kỉ 20. Suốt đời ông cần mẫn nghiên cứu, phê bình và sáng tác. Ông sáng tác trên nhiều thể loại. Ở thể loại nào ông đạt được những thành tựu xuất sắc. Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau. Trước cách mạng ông chủ yếu hướng ngòi bút của mình về nông thôn nghèo và thế giới loài vật, sau cách mạng ông hướng đến những vùng nông thôn rộng lớn, đặc biệt là Tây Bắc.

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của ông. Tác phẩm đã lên án tố cáo chế độ phong kiến miền núi chà đạp, áp bức quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó tác phẩm cũng thấm đẫm tinh thần nhân đạo: Cảm thương cho số phận những người lao động nghèo bát hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, bị hành hạ cả thể xác và tinh thần. Đồng thời trân trọng ngợi ca sức sống tiềm tang, luôn biết hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

  • Thân bài:

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận khắc nghiệt của nhân vật Mị. Mị xuất hiện ngay ở đầu truyện. Ai ở xa về nhà thống lí, đều thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Đó là Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lí. Lúc nào cũng vậy…cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Hình ảnh khắc khổ của mị hoàn toàn đối lập với cảnh giàu có của nhà thống lí Pá Tra. Cách giới thiệu của nhà văn gây ấn tượng, tạo tình huống có vấn đề, báo hiệu số phận ngang trái của nhân vật.

Trước khi Mị về làm dâu gạt nợ, Mị là một co gái trẻ và xinh đẹp, có tài thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá thổi lên những bản tình ca say đắm. Có biết bao nhiêu người mê say, đi theo tiếng khèn, tiếng sáo của Mị hết núi này đến núi kia. Những đêm tình mùa xuân, trai bản đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Mị cũng có người yêu, cũng mơ ước về một tương lai tươi sáng và hạnh phúc.

Thế nhưng, cuộc đời thật cay nghiệt, vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị bị thống lí Pá Tra lừa bắt về làm con dâu gạt nợ. Khi linh cảm mình có nguy cơ bị biến thành một thứ con nợ chung thân, Mị đã nghĩ cách cứu mình (cũng là cứu tình yêu, hạnh phúc của Mị). Nhưng sự thông minh của một cô gái mới lớn không thắng được hoàn cảnh và mưu chước thâm độc của cha con thống lí.

Thời gian đầu về làm dâu, có đến hàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Phải sống với kẻ mà mình không yêu là nỗi khổ và là nỗi đau của đời Mị. Mị không cam chịu mà ra sức phản kháng. Hàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Rồi khi không thể chịu đựng hơn được nữa, Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát. Người con gái hiếu thảo ấy, trước khi chết về lạy cha và cũng để xin cha cho mình được chết. Những lời thống thiết của người cha già chịu nhiều khổ não trong đời đã khiến Mị đành phải nén nỗi buồn của riêng bản thân Mị xuống. Cô quay trở lại nhà thống lí

Mấy năm sau khi về làm dâu, ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi. Nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt,… Con ngựa, con trâu có khi còn nghỉ còn Mị thì làm việc cả đêm cả ngày. Chi tiết ấy tố cáo sự bóc lột sức lao động tàn tệ của bọn địa chủ phong kiến miền núi. Chúng đã biến một co Mị trẻ trung trở thành một người đàn bà chỉ biết lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị bị biến thành một thứ công cụ lao động, lặng lẽ, âm thầm, cam chịu nhẫn nhục. Mị bị tê liệt hết mọi cảm xúc tinh thần, cả ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận, sống trong vô thức: giá trị tố cáo.

Trong hoàn cảnh ấy, Mị chọn cánh sống âm thầm như một chiếc bóng hoàn toàn trái với bản tính của mình trước đây. Mị bất lực, hoàn toàn buông xuôi cuộc đời cho số phận nghiệt ngã. Mị bị biến thành một cong cụ lao động trong nhà thống lí. Đó là nỗi cực nhục cùng cực mà nhân vật buộc phải cam chịu. Nhưng sự e chề của kiếp sống tối tăm chưa dừng lị ở đó. Mị còn phải chịu nỗi đau về tinh thần triền miên từ đêm này qua đêm khác, từ năm này qua năm khác.

Căn buồng của người phụ nữ Mông thông thường là nơi họ hưởng chút hạnh phúc ít ỏi của thân phận làm người, từ làm con, làm dâu rồi đến làm mẹ. Căn buồng của Mị ở nhà thống lí chỉ là một ngục thất giam cầm một tù nhân. Kết quả của hoàn cảnh sống thật chua xót: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, cố nhẫn nhục, cam chịu đến thành tê liệt ý thức: “là con trâu con ngựa phải đổi từ cái tàu ngựa nhà này sang ở cái tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết làm mà thôi”. Mị nghĩ rằng cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Ai có thể ngờ cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nào thổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để không chịu nhục, giờ đây lại chai lì, u mê đến thế. Mị như một tâm hồn tâm câm lặng. Cái cô Mị xưa kia trẻ đẹp, khao khát yêu đương và cũng đã được yêu đương, cô Mị ấy dường như đã chìm hẳn vào dĩ vãng.

Quả thật hoàn cảnh quyết định tính cách. Đây là bản cáo trạng hùng hồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miền núi, vừa chịu gánh nặng của chế độ bóc lột phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền. Tâm lí nơm nớp lo “con ma nhà thống lí” đã nhận mặt mình từ buổi bị bắt về “cúng trình ma” một ám ảnh ghê gớm đè nặng suốt cuộc đời Mị (ngay cả đến khi cô đã trốn thoát khỏi Hồng Ngài). Xem thế đủ thấy bọn thống trị cao tay đến nhường nào trong nghệ thuật “ngu dân” để dễ trị.

Ẩn sâu bên trong cô Mị lặng im và vô cảm kia là một sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ chờ có dịp là trỗi dậy mãnh liệt. Và dịp ấy đã đến. Mùa xuân tràn về , đất trời hửng sáng, khắp vùng Hồng Ngài, những chiếc váy hoa đem phơi sặc sỡ, tiếng sáo thiết tha: tác động đến tâm hồn Mị. Trong phòng tối, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo gọi bạn tình réo rắt dần thoát khỏi tâm trạng thờ ơ, trạng thái vô thức. Tiếng sáo gọi bạn là chi tiết nghệ thuật, có khả năng đánh thức tâm hồn Mị, khiến Mị sống lại với những kỉ niệm đẹp ngày trước, nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền được sống, được hạnh phúc, muốn đi chơi. Chính khát vọng sống là nguồn lực mãnh liệt đưa bước chân Mị đi tới. Chính rượu là tác động khiến Mị phút chốc quên hết sở hãi và khổ đau. Hai sức mạnh hòa quyện vào nhau cùng đánh thức ở Mị tình yêu cuộc sống và khát vọng sống đúng nghĩa. Mị nhận ra cuộc sống tồi tệ ở hiện tại. Nhưng Mị không thể làm gì (có lẽ là không dám làm gì) hơn.

Đau đớn quá, Mị lấy rượu ra uống. Mị đã uống rượu một cách khác thường. Cô uống ừng ực từng bát như thể rượu không hề chạm vào miệng mà đổ thẳng xuống cổ họng. Cô uống rượu mà như uống sự uất hận của mình, đắng cay và đâu đớn đến vô tận. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say, nhưng tâm hồn cô thì từ phút ấy, đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm nín, mụ mị vì sự đày đọa. Cách uống ừng ực như thế, khiến người ta nghĩ: như thể cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Hơi rượu nồng khiến Mị dần ý thức về số phận mình. Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng vui sướng. Mị sống lại những cảm xúc tinh thần. Và Mị nhận ra hoàn cảnh đáng thưng của mình.

Mị với cõi lòng đã phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ lùng mà hết sức chân thật: nàng muốn chết với nắm lá ngón của rừng thiêng. Có lẽ, lúc này, cái chết đối với Mị lúc này còn sẽ chịu hơn nhiều. Chính niềm khao khát sống đang hồi sinh trong Mị mà không thể sống cùng nó được, con người cảm thấy một sự tồn tại vô nghĩa lí thì hủy diệt bản thân là tất yếu.

Để sẵn sàng đi chơi, Mị bỏ thêm mỡ vào đĩa đèn. Quấn lại tóc, lấy váy hoa. Đó là hành động phản kháng, khát vọng tự do, khát vọng sống trỗi dậy. Thế nhưng, A Sử trở về, như một gã hung thần, hắn lạnh lùng trói Mị vào côt. Hắn dùng cả thúng sợi đay, trói đứng vào cột: sự độc ác của cường quyền. Mị cứ mặc nhiên vì bấy lâu, Mị đã không dám phản kháng. Hơi rượu khiến Mị như không biết mình đang bị trói, tâm hồn vẫn đang đi theo tiếng sáo gọi bạn. A Sử chỉ trói được thân xác Mị. Trở về thực tại, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Mị ý thức được nỗi đau, cả thân xác và tinh thần. Chi tiết ấy thể hiện khát vọng sống vô cùng mãnh liệt trong Mị. Nó vẫn tồn tại, nó vẫn còn đấy.

Tiếng sáo biểu hiện cho nét đẹp văn hóa người dân miền núi. Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị. Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân. Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên. Nó tạo giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Sở trường phân tích tâm lí sắc sảo cho phép nhà văn lách sâu vào trong những bí mật trong đời sống nội tâm của nhân vật, phát hiện ra nét đẹp và nét riêng của tính cách. Từ đó nhà văn nắm giữ được quy luật vận động tâm lí của nhan vật và dự đoán được hành động của nhân vật sau mỗi sự biến đổi.

Khi sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo ở những nạn nhân của giai cấp thống trị, họ sẽ đứng lên chống lại sự chà đạp, tự cứu lấy cuộc đời mình.

Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống tiềm tàng trong Mị tạm thời chìm lắng xuống để Mị tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại. Mị không hiểu mình tồn tại để làm gì nhưng sự sống vẫn kéo dài. Mị cũng không tìm được lí do để chết. Cuộc sống lại trở về với đúng trật tự của nó. Thế nhưng, một lần nữa, sức sống ấy bị đánh thức khi Mị thấy A phủ bị trói, bị đánh, bị bỏ cho đến chết ở ngoài sân.

Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên “A Phủ bị trói đứng giữa sân mấy đêm liền. Cạnh đấy, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết…thế thôi”. Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Thế nhưng, Mị chưa hẳn đã hoàn toàn vô cảm. Đêm ấy, hình ảnh dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức tâm hồn Mị: nhớ đến năm trước mình bị trói: sự đồng cảm. Mị suy nghĩ đầy căm giận: “Chúng nó thật độc ác”. Mị xót thương cho A Phủ: “Người kia việc gì mà phải chết”. Mị nhận thấy bao uất ức, phi lí của cuộc đời, của nhà thống lí Pá Tra. Mị không còn sợ hình phạt của Pá Tra nữa. Một ý thức căm thù và lòng nhân ái đã giúp Mị chiến thắng nỗi sợ hãi. Mị quyết dịnh cắt dây trói cho A Phủ. Đó là Hành động dũng cảm, phản kháng quyết liệt; đồng thời cũng là hành động tự cắt dây trói cứu lấy cuộc đời mình. Mị đứng lặng trong bóng tối trước khi chạy đi với A Phủ. Sự giằng xé trong lòng còn núi kéo Mị. Rồi Mị vụt chạy theo A Phủ. Mị mạnh mẽ và dứt khoát tự giải thoát mình, đến với tự do: hành động hợp lí. Đó là kết quả tất yếu bởi khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt.

  • Kết bài:

Sự phản kháng táo bạo, quyết liệt và sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị là điểm sáng của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Mị chính là hiện thân cho những kiếp đời nô lệ bị chà đạp và đày đọa đến cùng cực trong xã hội phong kiến miền núi. Cô còn có đời sống nội tâm âm thầm mà mãnh liệt. Ở đây, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn cũng đạt được những thành công lớn.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

34 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hình ảnh con người thức tỉnh qua nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Theki.vn
  2. Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rư
  3. Phân tích hình ảnh nhân vật Thống lí Pá Tra trong "Vợ chồng A Phủ" - Theki.vn
  4. Cảm nhận chất thơ qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng Tây Bắc trong "Vợ Chồng A Phủ" - Theki.vn
  5. Đặc điểm phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa trong "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) - Theki.vn
  6. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài, Ngữ văn 12) - Theki.vn
  7. Anh/Chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Theki.vn
  8. Dàn bài: so sánh diễn biến tâm trạng nhân vật Mị (Vợ chồng A phủ - Tô Hoài) và Liên (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) - Theki.vn
  9. Cảm nhận về nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  10. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Theki.vn
  11. "Vợ chồng A Phủ" - Giá trị nhân đạo và những đặc sắc nghệ thuật nổi bậc - Theki.vn
  12. Cảm nhận tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn qua qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Theki.vn
  13. Trong "Vợ chồng A phủ", Tô hoài đã xây dựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng. Phân tích Mị để làm sáng tỏ điều đó - Theki.vn
  14. Qua truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", hãy làm rõ: "dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người" - Theki.vn
  15. Hướng dẫn ôn tập luyện thi: "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  16. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài) - Theki.vn
  17. Cảm nhận ý nghĩa hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  18. Phân tích nhân vật Mị và A Phủ trong truyện "Vợ Chồng A Phủ" - Theki.vn
  19. Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  20. Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) - Theki.vn
  21. Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  22. Đọc - hiểu văn bản: "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) - Theki.vn
  23. Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài - Theki.vn
  24. Cảm nhận sức sống kì diệu của hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài - Theki.vn
  25. Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Theki.vn
  26. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài - Theki.vn
  27. Sức mạnh phản kháng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ - Theki.vn
  28. (Bài 1). Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (Ngữ văn 10, Kết Nối Tri Thức) - Theki.vn
  29. Cốt truyện trong tác phẩm văn học - Theki.vn
  30. Qua nhân vật Mị hãy làm rõ giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A phủ - Theki.vn
  31. Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chòng A Phủ. - Theki.vn
  32. Ý nghĩa chi tiết nắm lá ngón trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. - Theki.vn
  33. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Theki.vn
  34. Phân tích bộ mặt bất nhân, tàn ác của giai cấp thống trị miền núi và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô hoài - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.