»» Nội dung bài viết:
Một vài định hướng về phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội
I. Nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận là bàn bạc, đánh giá một vấn đề, trong đó, nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
Nghị luận xã hội gồm có hai dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)
Các bước tiến hành:
– Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
– Bước 2 : Bàn luận:
+ Phân tích mặt đúng.
+ Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.
– Bước 3: Mở rộng:
+ Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
+ Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
+ Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
(Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề. Phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc).
– Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
III. Các dạng đề thường gặp:
1. Dàn bài chung:
– Dạng mệnh lệnh (thường có các mệnh lệnh bắt đầu với lệnh từ “hãy”: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh, bác bỏ…)
– Dạng đề mở, không có mệnh lệnh (thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm mang tư tưởng. Dạng đề này đòi hỏi người làm bài phải suy nghĩ để làm sáng tỏ)
* Cách làm:
* Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Đọc kỹ đề và trả lời các câu hỏi. Đề thuộc loại nào? Đề nêu vấn đề tư tưởng, đạo lý gì ? Đề yêu cầu làm gì ? Thao tác lập luận để nghị luận?
– Tìm ý: Phân tích để khẳng định (hoặc phủ định) tư tưởng đạo lí đó bằng những ý kiến nào ?
* Lập dàn ý:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận.
– Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn (nếu có ).
– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài:
– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
– Nêu những biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống. Vấn đề biểu hiện như thế nào?
– Phân tích, bàn luận, định hướng nhận thức và hành động. Vấn đề đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Tại sao phải nhận thức hoặc hành động như thế ?).
– Khẳng định nhận thức và hành động. Muốn được như thế ta phải làm gì ?
– Đồng tình, biểu dương, ca ngợi (nếu là vấn đề tích cực ).
– Phê phán, chỉ trích, bác bỏ những suy nghĩ và hành động sai trái (nếu là vấn đề tiêu cực).
– Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài:
– Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
Lưu ý : Trong quá trình giải thích, phân tích, bàn luận vấn đề cần lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu) để chứng minh làm cho lý lẽ thêm phần xác đáng và thuyết phục.
2. Kiểu bài nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* Bàn luận về một vấn đề tích cực:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận được đưa ra bàn luận.
– Nêu luận đề: Dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn (nếu có ).
– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài:
– Giải thích tư tưởng, đạo lí, phát ngôn cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí, này).
– Nêu những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí trong thực tế đời sống (vấn đề biểu hiện như thế nào ?).
– Phân tích, chứng minh, bàn luận làm sáng tỏ các khía cạnh biểu hiện của tư tưởng, đạo lí. Vấn đề đúng hay sai? Có Tác động thế nào đối với đời sống xã hội?
– Khẳng định vấn đề, định hướng nhận thức và hành động. Tại sao phải nhận thức và hành động như thế ?
– Khẳng định nhận thức và hành động đúng đắn; đồng tình, ca ngợi, biểu dương và kêu gọi học tập làm theo. Muốn phát huy, phổ biến vấn đề ta phải làm gì ?).
– Phê phán, bác bỏ những nhận thức và hành động sai trái, lệch lạc.
– Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
- Kết bài:
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
* Bàn luận về một vấn đề tiêu cực:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận được đưa ra bàn luận.
– Nêu luận đề: Dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của phát ngôn (nếu có ).
– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài:
– Giải thích tư tưởng, phát ngôn cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng này).
– Nêu những biểu hiện của tư tưởng, phát ngôn trong thực tế đời sống. Vấn đề biểu hiện như thế nào?
– Phân tích, chứng minh, bàn luận làm sáng tỏ các khía cạnh của tư tưởng. Vấn đề đúng hay sai? Có tác động thế nào đối với đời sống xã hội?
– Phê phán, bác bỏ, phủ nhận vấn đề.
– Khẳng định nhận thức và hành động đúng đắn. Muốn hạn chế, khắc phục, loại bỏ vấn đề ta phải làm gì?
– Ca ngợi, biểu dương những tấm gương tích cực và kêu gọi học tập làm theo .
– Nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
- Kết bài:
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
3. Kiểu bài bàn luận về hiện tượng đời sống:
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
Các bước tiến hành:
– Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
– Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
+ Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
+ Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
+ Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
– Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.
– Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp.
* Các dạng đề:
– Có sự việc , hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
– Có sự việc , hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
– Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin, một phát ngôn để người làm bài làm cơ sở nghị luận. Cũng có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên vấn đề, người làm bài phải tự trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
Cách làm bài:
* Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Đọc kỹ đề để xác định:Đề thuộc kiểu loại nào? Đề nêu ra hiện tượng gì, sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì ?
– Tìm ý: Phân tích để tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, hiện tượng. Đánh giá hiện tượng ở những khía cạnh nào?
* Lập dàn ý:
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận.
– Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn (nếu có ).
– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài:
– Giải thích vấn đề.
– Phân tích thực trạng, biểu hiên, hiện trạng vấn đề trong đời sống.
– Nếu nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên (khách quan và chủ quan).
– Đánh giá, nhận xét tác động (tích cực và tiêu cực) của vấn đề đối với đời sống xã hội.
– Đề xuất giải pháp phát huy, phổ biến (nếu là hiện tượng tích cực). Hay khắc phục, ngăn chặn (nếu là hiện tượng tiêu cực ).
- Kết bài:
Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận. Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận và định hướng phấn đấu.
* Lưu ý: Trong quá trình giải thích, phân tích, bàn luận vấn đề cần lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu) để chứng minh làm cho lý lẽ thêm phần xác đáng và thuyết phục. Dẫn chứng đưa ra phải tiêu biểu, chính xác, thuyết phục cao.
* Bàn luận một hiện tượng đời sống xã hội tích cực:
- Mở bài:
– Giới thiệu chung sự việc, hiện tượng có vấn đề.
– Giới hạn phạm vi bàn luận.
- Thân bài:
– Giải thích các khía cạnh của vấn đề.
– Nêu biểu hiện của vấn đề trong đời sống . Vấn đề có biểu hiện như thế nào?
– Phân tích, đánh giá các khía cạnh và tác động của vấn đề (trực tiếp và gián tiếp) đến đời sống xã hội.
– Khẳng định, ca ngợi, biểu dương vấn đề và kêu gọi học tập, làm theo.
– Phê phán các suy nghĩ, hành động tiêu cực.
– Đề xuất giải pháp phát huy, phổ biến vấn đề trong đời sống.
– Rút ra ý nghĩa, bài học giáo dục từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Kết bài:
– Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận. Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận và định hướng phấn đấu.
* Bàn luận một hiện tượng đời sống xã hội tiêu cực:
- Mở bài:
– Giới thiệu chung sự việc, hiện tượng có vấn đề.
– Giới hạn phạm vi bàn luận.
- Thân bài:
– Giải thích các khía cạnh của vấn đề.
– Phân tích thực trạng, biểu hiên, hiện trạng đang sảy ra của vấn đề trong đời sống.
– Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên (khách quan và chủ quan ).
– Nêu tác động, hậu quả của vấn đề (trực tiếp và gián tiếp) đến đời sống xã hội.
– Đánh giá, nhận xét, phê phán, lên án tác động của vấn đề đối với đời sống xã hội.
– Ca ngợi, biểu dương những suy nghĩ, hành động tích cực.
– Đề xuất giải pháp hạn chế, khắc phục, ngăn chặn hiện trạng và hậu quả của vấn đề.
– Rút ra ý nghĩa, bài học giáo dục từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Kết bài:
– Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận. Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận và định hướng phấn đấu.