»» Nội dung bài viết:
Phong cách ngôn ngữ chính luận
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Văn bản chính luận
Khái niệm: văn bản chính luận là văn bản dùng để trình bày quan điểm, chính trị của một đảng phái, một quốc gia trước những sự kiện, vấn đề liên quan điểm tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội.
Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định.
Thái độ và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản chính luận tùy thuộc vào nội dung của vấn đề được đề cập đến nhưng nhìn chung người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ dứt khoát, giữ vững quan điểm chính trị của mình.
Phân loại: tuyên ngôn, bình luận thời sự, lời kêu gọi, xã luận…
* Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ dùng trong văn bản chính luận, các tài liệu chính trị, các tác phẩm lí luận có quy mô lớn.
Ngôn ngữ chính luận có thể tồn tại ở dạng nói hoặc viết.
Mục đích của ngôn ngữ chính luận là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, một chính sách, một chủ trương, theo quan điểm chính trị nhất định.
Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập vơi các phong cách khác, dùng trong phạm việt nam trình bày quan điểm chính trị.
2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
Các phương tiện diễn đạt:
Từ ngữ: ngoài việc sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, văn bản chính luận còn dùng một số lớp từ gữ riêng (từ ngữ chính trị…)
Ngữ pháp: sử dụng kiểu câu có kết cấu chuẩn mực với nhiều kiểu câu khác nhau (câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép…), đặc biệt thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết (bởi thế, cho nên, vì lẽ đó,…)
Biện pháp tu từ: văn bản chính luận sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
3. Đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận:
Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị: bày tỏ công khai quan điểm của người viết, người nói về các vấn đề xã hội chính trị.
Tính chặt chẽ trong lập luận: văn bản chính luận thuyết phục bằng giải thích, chứng minh dựa trên những luận sứ xác đáng…
Tính truyền cảm mạnh mẽ: tác động đến tình cảm của người đọc, người nghe thông qua cách diễn đạt hùng hồn biểu cảm…
II. Luyện tập
Bài tập 1/tr99: phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.
Nghị luận Chính luận
Là phương pháp tư duy
Trình bày ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó thuộc nhiều lĩnh vực.
Là một phong cách ngôn ngữ
Trình bày bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.
Bài tập 2/tr99: đoạn văn đó là đoạn văn chính luận vì
Dùng nhiều từ ngữ chính trị
Câu văn mạch lạc, chặt chẽ.
Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta.
Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ lập luận chặt chẽ, hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
Bài tập 3/tr99
Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu: chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới.
Chúng ta chiến đấu bằng mọi vũ khí có ở trong tay: gậy gộc, giáo mác, cuốc, thuổng…
Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
Bài tập 1/ttr108: các phép tu từ
Điệp ngữ kết hợp điệp cú: ai có…dùng…
Liệt kê: sung, gươm, cuốc, thuổng, gậy, gộc…
Ngắt đoạn câu (phối hợp với các biện pháp tu từ trên) tạo giọng văn dứt khoát mạnh mẽ
Bài 2/tr108: có thể nêu một số ý sau đây để chứng minh câu nói của Hồ Chủ Tịch:
Luận cứ: ở thời điểm nào thì thanh niên (trong đó HS là lực lượng quan trọng) cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Thế hệ thanh niên ngày nay trong cuộc xây dựng đất nước hòa nhập với thế giới.
Kết luận: thanh niên (trong đó phần lớn là HS) phải học tập để xây dựng đất nước để sánh vai với các nước văn minh tiến bộ.
Bài tập 3/tr108: có thể nêu một số ý:
Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực gần gũi của mỗi người: yêu người thân (cha mẹ, ông bà, anh chị em,…), yêu làng quê phố phường và những kỷ niệm thời thơ ấu…
Từ những tình cảm và “nhỏ bé” nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người.
Yêu nước là bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó.