loi-noi-doi-thuong-ngot-ngao

Nghị luận: Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe (Lão Tử)

Nghị luận: “Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe” (Lão Tử)

  • Mở bài:

“Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe” (Lão Tử). Trong cuộc sống, những gì chân thật lại thường không màu mè, những người đáng tin cũng thường nói lời thẳng thắn, bộc trực. “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, nếu như lúc nào bạn cũng muốn nghe được lời khen nịnh, hoa mĩ, ngọt ngào, thì quả là không ổn. Rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng những lời này sẽ khiến bạn không phân biệt được thật giả, tốt xấu. Rất nhiều khó khăn sẽ ập đến đến từ đó.

  • Thân bài:

Lời nói dối thì lúc nào cũng ngọt ngào, dễ nghe, còn lời nói thật thì lúc nào cũng nặng nề, trái tai. Đối với ai cũng vậy, đặc biệt là đối với lứa tuổi học trò đầy mơ mộng và bay bổng:”Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe”.

Nối dối là việc làm trái với sự thật. Khi nói dối, chắc chắn sự thật sẽ bị che giấu đi. Một lời nói dối luôn khiến cho mọi người xung quanh bị đánh lừa và tin tưởng vào nó. Biến không thành có là biểu hiện của việc nói dối. Nói dối có ý nghĩa vừa là động viên, vừa là che giấu. Tất cả đều do suy nghĩ hay tấm lòng, tâm tư mà người nố muốn gửi gấm hay khuyên nhủ đối phương.

Nói thật là một việc làm trái ngược với lời nói dối. Luôn luôn phơi bày sự thật và chắc chắc là không che giấu mọi điều khi bí mật bị tiết lộ. Lời nói thật thường rất thô sơ , không tâm tình hay khua môi múa mép mà nó xuất phát từ tận đáy lòng của người nói. Tuy là vậy , nhưng khi nói thật sẽ khiến người nghe đau lòng và bắt họ phải chấp nhận sự thật. Nhưng những lời búa rìu của sự thật luôn khiến cho người ta có kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.

Lời nói dối thì có ý nghĩa mang niềm vui đến cho người khác, mang một sự hiểu lầm bản thân rất nặng nề đến cho họ. Khiến người nghe lầm nhận mình khác hoàn toàn so với sự thật. Nhưng ngược lại họ sẽ có niềm vui trong cuộc sống. Lời nói thật thì lại có ý nghĩa giúp con người ta có kinh nghiệm để hòa thiện bản thân hơn. Nó không ngọt ngào và rất khó nghe. Khiến người nghe phải buồn bã và trầm tư về bản thân mình một thời gian dài. Vì vậy, trong cuộc sống để cân bằng được khái niệm của lời nói dối và nói thật là một việc khó.

Mọi thứ đều có trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày. Và trong mối quan hệ bạn bè giữa các học sinh ngày nay thì không thể tránh. Lời dối làm cho bạn của bạn vui. Nhưng phải rất tùy hoàn cảnh và tình huống giao tiếp. Chọn cách nói dối hay nói thật đều muốn tốt cho bạn của mình. Nhưng tất cả là phụ thuộc vào tấm lòng và tâm tư người nói vào lời nói dối ngọt ngào đó. Có thể nó mang ý xỉa xói, mỉa mai, nhưng nó cũng mang một ý nghĩa tốt để bạn có một ý chí vươn lên. Lời nố thật rất khó nghe, nhưng nó là thể hiện cho tấm lòng của người nói dành cho người nghe. Họ tin tưởng một lời nói thật sẽ giúp bạn của mình hoàn thiện hơn và tiến bộ hơn. Nhưng dẫu sao thì lời nói thật vẫn rất khó nghe và để đối phương thông cảm.

Nhà bác học Albert Einstein là một nhân chứng ngọt ngào cho câu nói :”lời nói dối thường ngọt ngào”. Albert là người mang căn bệnh tự kỉ  và mọi trường học ở nơi ông ở đều không nhận dạy ông. Và cha của ông , người cha tuyệt vời nhất thế giới đã nói với ông một lời nói dối ngọt ngào và lời nói này khác hoàn toàn so với sự thật. Ông khen con mình là một thiên tài trong lúc tất cả các giáo viên trong trường đều không dám dạy ông tiếp tục. Chính vì sự hi sinh của cha ông và niềm tin vào một thiên tài được cha ông truyền cho đã khiến Albert Einstein trở thành một trong những nhà khoa học đại tài của thế giới.

Những nhà tỷ phú đứng hạng top trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma hay Mark Zuckerberg đều đã trải qua những lời nói thật rằng họ thất bại rằng học thua thậm tệ. Những người đều được những lời nói thật cay đắng. Nhưng nhờ những lời nói cay nghiệt khiến cho họ có thể khẳng định lại bản thân và ước mơ ,khát vọng của họ. Thành công từ những lời nói bản thân mình là người thất bại. Thành công từ những lời nói thật khó nghe. Nhìn nhận được cái sai của mình hay không là ở bạn. Chấp nhận nó và làm kinh nghiệm để khẳng định bản thân mình đều phụ thuộc vào bạn.

Trong mối quan hệ giữa học sinh ngày nay, những búp măng non của dân tộc luôn luôn có những quan điểm trái chiều về lời nói dối và lời nói thật. Nếu bói thật sẽ làm cho bạn bè giận nhau , thì tinh thần học tập sẽ giảm sút. Nếu nói dối thì có thể sẽ khiến cho bạn của mình vui vẻ . Nhưng tất cả cách nói hay tất cả lời nói đều mang một ý nghĩa chung đều muốn bạn bè hay mọi người xung quanh vui vẻ và giúp học có nghị lực để khẳng định bản thân mình và gặt hái nhiều thành công. Vù vậy , hãy học các danh nhân và làm theo họ. Để khẳng định bản thân , để đạt được nhiều thành công thì hãy tập làm quen với mọi thứ. Tập làm quen từ lời nói dối đến nói thật nhé.

Có những lời nói mỉa mai và cố ý muốn vùi dập, gièm pha, hãm hại người khác đều không tốt. Hay chủ là một việc vô tình khiến bạn lỡ nói ra một lời nói dối hay một lời nói thật nào đó khiến cho bạn của mình tổn thương. Tất cả mọi thứ là điều không nên. Đừng nên lạm dụng lời nói thật để làm tổn thương người khác. Hãy luôn giúp đỡ và đừng làm tổn thương đến mọi người xung quanh.

  • Kết bài:

“Lời nói dối thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe” là một lời nhắc nhở sâu sắc, một bài học hữu ích cho mỗi chúng ta. Cho dù người khác đối xử với bạn thế nào, hãy luôn luôn tử tế với những người chạm tới cuộc đời bạn. Những từ duy nhất rồi bạn sẽ hối tiếc trong đời, ngoài những lời chưa nói, sẽ là những lời bạn cố ý dùng để làm người khác tổn thương. Thời gian và Lời nói không bao giờ quay trở lại, vậy nên hãy sử dụng chúng cẩn thận, luôn luôn đối xử với người khác một cách tự trọng và tôn trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang