Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh

gioi-thieu-tac-gia-ho-chi-minh

Tác giả Hồ Chí Minh.

  • Mở bài:

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Người chỉ xem mình là người bạn thân của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng và tâm hồn chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Văn thơ Hồ Chí Minh đạt đến một trình độ sắc sảo và hùng biện hiếm có.

  • Thân bài:

Vài nét về tiểu sử Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh (tên gọi khác Nguyễn Ái Quốc, Bác Hồ, …)  sinh ngày 19-5-1890, tại làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một vùng đất nghèo khó nhưng sức sống mạnh mẽ.

Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một danh sĩ yêu nước. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian. Mẹ mất sớm, cha làm ở xa, tuổi thơ Hồ Chí Minh trải qua nhiều đau thương, mất mát, sống phiêu bạt ở nhiều nơi, thấu nỗi gian truân đời người. Bởi thế, từ nhỏ, Người đã giàu lòng yêu thương con người, luôn ước mơ tìm lấy một con đường giải phóng nhân dân ra khỏi ách cai trị hà khắc của bọn thực dân đế quốc.

Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, học tại trường Quốc học Huế. Khi trưởng thành, Người có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Sau đó , Người lên tàu viễn dương, ra đi tìm đường cứu nước.

Năm 1911, tại bến Nhà Rồng, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước trên một con tàu của Pháp. Tại đây, người làm phụ bếp với tên là Ba. Theo con tàu, Người đến châu Âu, châu Mĩ, châu Phi rồi vòng về lại nước Pháp. Đi đến đâu Người cũng ra sức học tập cái hay, cái tiến bộ của các dân tộc. Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năng nổ tham gia hoạt động phong trào đấu tranh của các tổ chức tiến bộ. Người cũng là thành viên của Đảng xã hội Pháp và nhiều tổ chức tiến bộ khác.

Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đó là tiếng nói đầu tiên và hết sức mạnh mẽ đòi tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam, là tiếng chuông cảnh tỉnh hệ thống thuộc địa của thực dân Pháo trên toàn thế giới.

Năm 1920, Người  dự đại hội Tua, đồng thời tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1923 – 1941, Người chủ yếu hoạt động ở Liên Xô trong Quốc tế Cộng sản. Người có sang Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng theo sự điều động của Quốc tế Cộng sản 3.

Năm 1925, Người thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Trung Quốc. Năm 1930, Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng,  thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Tháng 8/1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt. Tháng 8/1943, Người được tự do và trở về nước, lãnh đạo cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công. Ngày 2 – 9 – 1945, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, Người được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đấy, Người luôn đảm nhận những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến khi qua đời năm 1969 tại Hà Nội.

Hồ Chí Minh trọn đời gắn bó với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc.

Sự nghiệp văn học.

a. Quan điểm sáng tác văn chương.

Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một si sản văn học quý giá. Vì vậy, Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Văn chương là một hoạt động tinh thần phong phú, phải là vũ khí, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng. Nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Quan điểm này thể hiện trong 2 câu thơ:

“Nay ở trong thơ nên có  thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)

Về sau trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Quan điểm này còn dược Bác thê hiện rõ trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi’’:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

+ Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc trong văn học. Tính chân thực được coi là thước đo giá trị văn chương nghệ thuật. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài hiện thực phong phú của cách mạng. Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.

+ Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần dân tộc, của nhân dân và phải được nhân dân yêu thích. Đây là những quan niệm hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ của Người.

+ Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: + “Viết cho ai?” (Đối tượng), +“Viết để làm gì?” (Mục đích), + Quyết định:  “Viết cái gì?” (Nội dung). + “Viết thế nào?” (Hình thức). Vì vậy, tác phẩm cùa Bác vừa có tư tường sâu sắc, nội dung thiết thực, vừa có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. Tuỳ trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà cũng có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.

b. Di sản văn học Hồ Chí Minh.

  • Văn chính luận:

* Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến công kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử..

* Các tác phẩm tiêu biểu:

  “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) → Lên án tội ác của thực dân Pháp và chính sách tàn bạo của Chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa. Tác phẩm làm lay động tình cảm người đọc bằng những sự việc chân thật và ngòi bút châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.

–  “Tuyên ngôn độc lập” (1945) → Một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực.

– “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946).

– “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (1966)

Được viết trong những giờ phút đặc biệt của dân tộc, văn phong hùng hồn, tha thiết làm rung động trái tim những người yêu nước.

  • Truyện và kí:

– Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Pa-ri (1922)
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
+ Con người biết mùi hun khói (1922),
+ Đồng tâm nhất trí (1922),
+ Vi hành (1923)
+ Nhật kí chìm tàu (1931)…

– Nội dung:

+ Vạch trần bộ mặt, tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân,

+ Châm biếm một cách thâm thuý, sâu cay bọn vua quan phong kiến ôm chân thực dân,

+ Mặt khác bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc

* Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn, súc tích.

+ Vừa thấm nhuần tư tưởng của thời đại vừa thể hiện một bút pháp mới mang màu sắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng mà đầy tính trào lộng.

  • Thơ ca:

– “Nhật kí trong tù”:

+ Thời điểm sáng tác: thời gian bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc, từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.

* Nội dung:

+ Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân Đảng – một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc.

+ Tập thơ thể hiện bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh: Khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quốc, trí tuệ sắc sảo.

* Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh tế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng thơ luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

– “Những bài thơ làm ở Việt Bắc” (từ 1941- 1945).

– Viết với mục đích tuyên truyền: “Dân cày”, “Công nhân”, “Ca binh lính”, “Ca sợi chỉ’ … .

– Viết theo cảm hứng nghệ thuật: “Pắc Bó hùng vĩ”, “Tức cảnh Pắc Bó”, “Đăng sơn”, “Đối nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Thu dạ”, “Báo tiệp”, “Cảnh khuya”…

→ Tâm hồn trĩu nặng nỗi nước nhà mà tinh thần vẫn lạc quan, phong thái vẫn ung dung, tự tại.

Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Nhìn chung mỗi thể loại văn học từ văn chính luận, truyện kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những một phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn:

Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích: lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục; bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức; gắn lý luận với thực tiễn, giàu tính chiến dấu; vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức thể hiện.

Truyện và kí: mang tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.

Thơ ca:  những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe. Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.


Bài tham khảo:

Phong cách Hồ Chí Minh.

Bác có vốn tri thức vô cùng uyên thâm. Người tiếp xúc với văn hóa nhiều nước trên thế giới cả phương đông và phương tây. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Nga, Hoa… Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu, nghệ thuật đến một mức quá uyên thâm. Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những tiêu cực. Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với các cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển.

Bác có một lối sống rất Việt Nam, một lối sống bình dị nhưng cũng rất mới rất hiện đại. Ở bác có sự thống nhất, hài hòa giữa dân tộc và hiện đại phương Đông và phương Tây. Lối sống của Bác hết sức đơn giản. Nơi ở, làm việc là căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc, đơn sơ. Trang phục giản dị vơi bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su. Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, quen thuộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,…

Đời sống của bác vô cùng thanh bạch vf giản dị. Bác không tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà Bác quan niệm rằng cái đẹp là sự giản dị. Ở bác vừa giản dị, vừa thanh cao, vĩ đại.

Thơ văn của Bác gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành vũ khí đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ nhân dân chiến đấu và xây dựng. Nó thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người. Bác thực sự có nhiều tài năng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.


Tham khảo: VĂN BẢN “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” (1945).

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Sau khi phe phát xít đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngày 19/8/1945 nhân dân Hà Nội và sau đó là nhân dân cả nước giành được chính quyền. Ngày 26/08/1945 tại số nhà 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội) Bác soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Ngày 2/9/1945 tại Ba Đình (Hà Nội), Bác thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong hoàn cảnh đặc biệt: ở miền Bắc, quân Tưởng (tay sai của đế quốc Mỹ) cũng đang ngấp nghé ngoài biên giới. Ở miền Nam, quân Pháp (được sự giúp sức của quân Anh) tiến vào Đông Dương, lấy cớ: Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Pháp có quyền trở lại Đông Dương.

2. Mục đích sáng tác:

Bản tuyên ngôn tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam; tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa; xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Bản tuyên ngôn chính thức tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; khẳng định quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Bản tuyên ngôn góp phần ngăn chặn âm mưu quay trở lại xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp vào Việt Nam của đế quốc Mỹ; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn là toàn thể nhân dân Việt Nam, toàn thể nhân dân thế giới và các thế lực phản động, chống phá, các thế lực ngoại bang có âm mưu xâm chiếm Việt Nam.

Phân tích:

1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tuyên ngôn:

Bác căn cứ vào tinh thần dân tộc bình đẳng, quyền tự do và hạnh phúc của bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776 của nước Mỹ) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791 của nước Pháp) để làm cơ sở cho bản tuvên ngôn của dân tộc Việt Nam.

2. Cơ sở thực tế:

– Thực tế khách quan: tội ác của thực dân Pháp đối với dân nhân Việt Nam (về kinh tế, chính trị, xã hội…) trong hơn tám mươi năm đô hộ.

– Thực tế chủ quan: sự thật về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam.

– Khẳng định quyền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Tuyên bố đanh thép:

+ Thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp.
+ Việt Nam đã thành nước độc lập tự do.

– Ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

3 Giá trị:

a. Giá trị lịch sử và tư tưởng:

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, có tầm vóc tư tưởng cao đẹp:

+ Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

+ Đánh dấu một trong những trang lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang nhất của dân tộc ta.

+ Kết tinh lí tưởng đâu tranh giải phóng dân tộc và tinh thân yêu chuộng độc lập, tự do của trào lưu tư tưởng cao đẹp mang tầm vóc quốc tế và nhân đạo của nhân loại.

b. Giá trị văn học:

+ “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

+ “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khoa học, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm. Giọng văn linh hoạt, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.

Nghị luận: Tuyên ngôn Độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù Của Hồ Chí Minh - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.