Lòng nhân ái như sợi chỉ đỏ kết nối con người lại với nhau

long-nhan-ai-nhu-soi-chi-do-ket-noi-con-nguoi-lai-voi-nhau-14953-2

Lòng nhân ái như sợi chỉ đỏ kết nối con người lại với nhau

“Thật tội nghiệp cho những ai sống mà không biết đến tình người. Khối óc họ hoàn toàn câm lặng. Trái tim họ hoàn toàn lạnh giá. Có thể họ cũng cần được yêu thương và khao khát yêu thương. Nhưng chính họ không biết phải tìm kiếm tình yêu thương như thế nào”.

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Lời bài hát ngọt ngào ấy đã nói lên ý nghĩa của câu chuyện về người ăn xin của Tuốc-Ghê-Nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, là sự chia sẻ của người với người . Đó còn là sự đồng cảm hoàn cảnh của người đó. Nó còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ có ở trên đời.

Câu chuyện kể có một cậu bé gặp một người ăn mày trên phố. Dưới cái nắng gắt của buổi trưa, người ăn xin già nua, tiều tuỵ, đôi mắt đỏ hoe, giơ tay nhìn cậu bé cầu khẩn. Cậu bé muốn giúp ông nhưng lục hết túi này đến túi khác cậu không tìm thấy được gì. Cậu ngập ngừng nói với ông lão:

– Xin ông đừng giận cháu Cháu rất muốn giúp ông! Nhưng giờ cháu không có gì cho ông cả.

Ông lão chỉ cười và nói với cậu bé bằng ánh mắt cảm thông:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi đấy.

Cậu bé đã không có gì. Nhưng trong trái tim của cậu có tình yêu thương và sự chân thật. Chính lời nói và hành động chân thành của cậu bé đã làm cho ông lão cảm nhận được sự quan tâm và sự cảm thông của cậu bé. Ông lão đã cảm nhận được tấm lòng của cậu. Phút chốc, ông đã quên hết mọi khổ nhọc. Và cậu bé cũng cảm nhận đã nhận được cái gì đó từ ông lão .

Khi chúng ta cho đi một thứ gì đó, nhất định chúng ta sẽ được nhận lại một thứ gì đó thật xứng đáng. Chúng ta nên chia sẻ tình yêu thương và sự cảm thông đối với người khác. Nó còn quan trọng hơn vật chất gấp nhiều lần. Chúng ta còn nên chia sẻ một cách lịch sự, tao nhã chứ không phải cho để cho qua chuyện. Có như thế những người đó sẽ càng trân trọng món quà mình trao tặng hơn.

Chúng ta còn có thể giúp đỡ người nghèo khô bằng rất nhiều cách. Giống như những chương trình tivi mình vẫn hay xem: Ngôi nhà nhân ái, Vượt lên chính mình , … Những nhà tài trợ cho chương trình đã giúp bao nhiêu người nghèo ốm đau đỡ được phần nào. Chúng ta có thể đăng lên báo, tivi hoặc là kêu gọi mọi người giúp đỡ người khốn khó. Hoặc là góp tiền xây dựng ngôi nhà tình thương, ….

Gần đây, bão ở miền Trung làm thiệt mạng và mất tích rất nhiều nhà cửa tan nát khiến cho nhiều người không còn nhà cửa. Vì thế mà cả nước chúng ta đã quyên góp cho lũ lụt miền Trung để góp phần nào cho họ. Mọi người còn có thể làm từ thiện , quyên góp 1 số tiền để họ mua đồ ăn để tặng cho những người nghèo. Em còn thấy trên đường có những nhà để tủ bánh mì trước cửa và đề “Bánh mì miễn phí “. Đó cũng là một hành động để giúp những người nghèo khó. Tuy việc làm nhỏ nhưng cũng khiến người khác và bản thân mình cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Nếu như chúng ta không biết chia sẻ thì mọi người trên trái đất này sẽ toàn nghĩ cho chính mình. Không thờ ơ, lạnh nhạt trước hoàn cảnh của người khác. Những kẻ gây ra chiến tranh là những kẻ không có trái tim. Bởi chúng chỉ vì lợi ích của riêng mình mà sẵn sàng gây ra những cuộc chiến đẫm máu. Chúng chỉ nghĩ đến bản thân chúng mà không quan tâm tất cả mọi người trên thế giới này.

Thật tội nghiệp cho những ai sống mà không biết đến tình người. Khối óc họ hoàn toàn câm lặng. Trái tim họ hoàn toàn lạnh giá. Có thể họ cũng cần được yêu thương và khao khát yêu thương. Nhưng chính họ không biết phải tìm kiếm tình yêu thương như thế nào.

Người xưa có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Lòng nhân ái rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chỉ cần chúng ta mở lòng mình ra và chia sẻ những nổi đớn đau, khổ nhọc của người khác thì họ sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc với cuộc sống này hơn. Và chính người cho đi cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Dù chúng ta có giàu, cuộc sống dư dã đi chăng nữa mà không có tình yêu thương, không biết chia sẻ với người khác thì tất cả đều vô nghĩa. Khi chúng ta chết cũng không thể đem hết số tiền này theo mình được. Thay vào đó thì chúng ta nên mở lòng trao tặng bằng cả tấm lòng cho mình thì cuộc sống này sẽ trở nên ý nghĩa gấp trăm lần.

Bài học về hai cái hồ nước mãi mãi là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa đối với mõi chúng ta khi sống trên đời này. Trên núi cao có hai cái hồ nước lớn. Một cái hồ ích kỉ không bao giờ muốn cho đi bất kì giọt nước nào. Nó cũng không muốn nhận về nhiều nước từ các dòng suối vì che đó là nguồn nước bẩn. Chỉ sau một thời gian, cái hồ ấy cạn kiệt vì không được tiếp nước.

Còn một cái hồ khác gần đó thì ngược lại. Nó lại mở nhiều dòng chảy để chia sẻ nguồn nước quý giá với các dòng sông, mang nước tưới tắm các cánh đồng. Đồng thời đón nhận tất cả các ngọn nguồn chảy về. Nó không hề chê bai các dòng chảy vẩn đục của các con suối mới đầy bùn đất. Nó lắng tụ bùn đất xuống đáy sâu và khoe dòng nước trong mát quanh năm. Bởi thế, nó ngày càng lớn hơn, nguồn nước nhiều hơn. Quanh hồ lúc nào cây cối cũng tươi xanh và biết bao động vật tìm về trú ngụ.

Câu chuyện “Người ăn xin” của Tuốc-Ghê-Nhép đã giúp chúng ta hiểu ra được về lòng nhân ái. Câu chuyện còn làm đánh thức lương tri những người đang sống với thói ích kỉ, vô tâm, thờ ơ trước hoàn cảnh người khác. Qua đó còn giúp chúng ta hiểu ra được là tình yêu thương chân thành và món quà quý giá tặng cho người khác bằng cả tấm lòng của mình và giúp cho xã hội của chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn và sẽ giúp được phần nào của những người nghèo hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.