LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. LIÊN KẾT VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN:
1. Tính liên kết của văn bản:
Quan sát ví dụ Sgk – Một số đoạn trích từ văn bản “Mẹ tôi”
Theo em nếu bố của En-ri-cô chỉ viết có mấy câu như thế thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?
– En-ri-cô chưa hiểu rõ.
Chúng ta điều biết rằng văn bản sẽ không thể hiểu rõ khi các câu văn sai về ngữ pháp. Trường hợp này có phải như thế không? Hay nội dung ý nghĩa các câu không thật chính xác rõ ràng?
– Không phải.
Vậy lí do En-ri-cô không hiểu ý bố là gì?
– Vì giữa các câu chưa có ý nối liền nhau (chưa có sự liên kết), mỗi câu nêu một nội dung riêng.
Chỉ có các câu văn chính xác, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo tạo nên văn bản. Nếu các câu, đoạn văn trong đó không nối liền nhau. Như vậy liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu.
Đọc ý (1) phần ghi nhớ Sgk/18.
– Cũng như có một trăm đốt tre cũng chưa đảm bảo đã có một cây tre trăm đốt. Muốn có cây tre trăm thì trăm đốt đó phải nối liền nhau. Như vậy qua câu chuyện trên giúp em hiểu thêm về vai trò của sự liên kết trong văn bản.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
Quan sát ví dụ (1) Sgk/17.
Do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu?
– Từ ý: “Người bố nhớ lại những tình cảm mà mẹ dành cho En-ri-cô” đến ý “Thôi con đừng hôn bố” không có sự nối kết gắn liền.
– Thiếu ý: Người bố buồn bã, tức giận. Nội dung các câu không nối liền nhau.
Qua các nhận xét ấy, em có thể rút ra kết luận gì để văn bản có tính liên kết? (ENB).
– Liên kết về nội dung và ý nghĩa.
Đọc ví dụ 2b Sgk/18 (Bảng phụ).
Tìm đoạn văn tương ứng với đoạn văn ví dụ (2) trong văn bản “Cổng trường mở ra”?
– Đoạn đầu của văn bản Sgk/5.
Hai đoạn văn có gì khác nhau? Đoạn nào có tính liên kết?
– Đoạn ở ví dụ 2b không có cụm từ “Còn bây giờ”. Đoạn văn ở ví dụ “Cổng trường mở ra” => Có tính liên kết.
Tại sao chỉ sót cụm từ “Còn bây giờ “mà nhầm “Con” à “Đứa trẻ” mà những câu văn đang liên kết bỗng trớ nên rời rạc?
– Vì không có từ liên kết giữa tương lai và hiện tại và người mẹ đang nói với chính con mình.
Vậy để văn bản có tính liên kết thì người nói người viết còn phải làm gì?
– Người viết người nói phải biết liên kết các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu) thích hợp.
- Giải thích từ “liên kết”: liên: liền – kết: nối buộc
- Liên kết là nối liền nhau, gắn bó nhau.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Trật tự các câu văn phải là: 1-4-2-5-3.
Bài tập 2: Về hình thức ngôn ngữ, những câu nêu trong bài tập có vẻ rất liên kết với nhau. Nhưng không thể coi giữa các câu ấy có một mối liên kết thật sự vì chúng không nói về cùng một nội dung.
Bài tập 3: Lần lược điền các từ: Bà, bà cháu, bà, bà, cháu, thế là.