dai-tu

Soạn bài: Đại từ – SGK Ngữ văn 7

ĐẠI TỪ

I. BÀI HỌC:

Thế nào là đại từ?

 * Tìm hiểu ví dụ Sgk/54,55.

Từ “Nó” ở đoạn văn (a) trỏ ai?

– “Nó” là em gái tôi.

Từ “Nó” ở đoạn văn (b) trỏ con vật gì?

– “Nó” là con gà.

Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ “nó” trong hai đoạn văn này?

– Nhờ các từ ngữ chỉ người, vật mà nó thay thế ở những câu trước.

Từ “Thế” đoạn văn (c) trỏ việc gì?

– Trỏ việc phải chia đồ chơi.

Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ “thế” trong đoạn văn?

– Nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở các câu trước.

Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?

– Dùng để hỏi.

Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là đại từ? Cho ví dụ?

  • Ý (1) phần ghi nhớ Sgk/55.

Ví dụ:

Anh ấy không đến đâu.

Việc gì mà anh hốt hoản thế?

Các từ “Nó, thế, ai” trong ví dụ trên giữ chức vụ gì trong câu?

– Từ “Nó” ở câu a: làm chủ ngữ.

– Từ “Nó” ở câu b: làm phụ ngữ của danh từ.

– Từ “Thế” ở câu c: làm phụ ngữ của động từ.

– Từ “Ai” ở câu d: làm chủ ngữ.

Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu?

  • Ý (2) phần ghi nhớ Sgk/55.

2. Các loại đại từ:

Các đại từ “Tôi, tao, tớ , chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, chúng, hắn, họ” … trỏ gì?

– Trỏ người, sự vật.

Các đại từ “Bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu …” dùng để trỏ gì?

– Trỏ số lượng.

Các từ “Vậy, thế, …” dùng để trỏ gì?

– Trỏ hoạt động, tính chất sự vật.

Đại từ để trỏ dùng để làm gì?

  • Ghi nhớ 2 (ý1) Sgk/56.

Các đại từ “Ai, gì …” hỏi về điều gì?

– Hỏi về người, sự vật.

Các đại từ “Bao nhiêu, mấy …” hỏi gì?

– Hỏi về số lượng.

Các đại từ “Sao, thế nào …” hỏi gì?

– Hỏi về hoạt đông, tính chất sự vật.

Đại từ dùng đế hỏi, hỏi những điều gì?

  • Ghi nhớ (2) Sgk.

II. LUYỆN TẬP:

 * Bài tập 1/57:

Xếp các đại từ trỏ người, vật theo bảng sau:

Ngôi Số ít 

1. Tôi, tao, tớ, …

2. Mày, anh, chị, cô, …

3. Nó, hắn, …

Ngôi số nhiều:

1. Chúng tôi, chúng tớ, bọn tao …

2. Chúng mày, các anh, các chị, …

3. Chúng nó, bọn chúng, họ, …

 * Bài tập 2/57:

 – Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống.

– Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.

 * Bài tập 3/57: Đặt câu:

– Tất cả chúng ta, ai cũng vâng lời thầy cô.

– Anh cần bao nhiêu thì anh cứ lấy.

– Việc ấy dù sao cũng hoàn thành sớm.

 * Bài tập 5/57: Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng, ý nghĩa giữa từ xưng hô Tiếng Việt … Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc?

– Từ xưng hô trong Tiếng Việt có số lượng nhiều hơn và mang tính biểu cảm hơn so với đại từ xưng hô trong tiếng Anh, Pháp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang