Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ – SGK Ngữ văn 7

chua-loi-ve-quan-he-tu

CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ:

1. Thiếu về quan hệ từ:

Đọc 2 câu văn mục (1) Sgk/106.

Hai câu văn trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng?

– (1) Thiếu: “mà” hoặc “để”.

– (2) Thiếu: “đối với xã hội xưa, còn đối với xã hội ngày nay thì không đúng”.

– Hoặc: đối với xã hội xưa, còn xã hội ngày nay thì không đúng.

Vậy trường hợp trên là mắc lỗi gì?

– Thiếu quan hệ từ.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:

 Đọc 2 ví dụ ở mục (2) Sgk.

Ở ví dụ 1, thường nhà xa trường thì dễ đến lớp muộn, trái lại, bao giờ em cũng đến lớp đúng giờ. Em hãy thay quan hệ từ để diễn đạt ý tương phản?

(1) Thay: “và” = “nhưng”.

Ở ví dụ 2, người viết muốn giải thích lí do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân. Để diễn đạt nghĩa lí do đó, nên dùng quan hệ từ nào?

(2) Thay: “để” = “vì”.

Vậy trường hợp trên là mắc lỗi gì?

– Dùng quan hệ từ không phù hợp về nghĩa.

3. Thừa quan hệ từ:

Đọc 2 ví dụ ở mục (3) Sgk.

Vì sao hai câu trên thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho hoàn chỉnh?

– Quan  hệ từ “qua, về” đã biến chủ ngữ của câu thành một thành phần khác (trạng ngữ). Ta phải bỏ 2 quan hệ từ trên.

(1) Bỏ quan hệ từ “qua”.

(2) Bỏ quan hệ từ “về”.

“Câu ca dao … chảy ra” và “Hình thức” làm chủ ngữ.

– Vậy trường hợp trên là mắc lỗi gì?

T-Thừa quan hệ từ.

4 Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:

Các câu in đậm ở mục 4 sai ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?

Sửa lại:

(1) Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn Văn các môn khác nữa. Thầy giáo rất khen Nam.

(2) Nó thích tâm sự với mẹ, nó không thích tâm sự với chị.

– Các câu không có tác dụng liên kết, nghĩa là bộ phận câu kèm theo quan hệ từ đó không liên kết với một bộ phận nào khác.

\Qua bài tập trên, em hãy cho biết khi sử dụng quan hệ từ ta cần trách những lỗi gì?

* Ghi nhớ Sgk/107.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/107: Thêm quan hệ từ thích hợp để câu hoàn chỉnh:

– Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

– Con báo một tin vui để/cho cha mẹ mừng.

* Bài tập 2/107: Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ từ thích hợp: à Thay: Với = như;  tuy = dù;  bằng = về/qua.

* Bài tập 3/107: Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh:

– Bỏ quan hệ  từ: Đối với (1); với (2); qua (3).

* Bài tập 4/107: Cho biết các quan hệ từ dưới đây được dùng đúng hay sai:

a. đúng;              b. đúng;                c. sai;              d. đúng;

bỏ từ “của”; g. bỏ từ “của”;     h. đúng;           i. sai

* Quan hệ từ “giá” chỉ dùng để nêu lên một điều kiện làm giả thiết.

* Ví dụ: Giá mà tôi biết bạn đến thì tôi cũng đến.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.