Soạn bài: Từ láy – SGK Ngữ văn 7

TỪ LÁY

I. Các loại từ láy:

1. Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận:

Theo dõi bảng phụ ghi các ví dụ mục (1) Sgk /41.

Những từ láy: “đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu” có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?

– Đăm đăm: Các tiếng lặp lại hoàn toàn về âm thanh.

– Mếu máo: Láy lại phụ âm đầu.

– Liêu xiêu: Láy lại bộ phận vần.

Dựa vào kết quả trên, hãy phân loại từ láy?

– Từ láy gồm hai loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ có trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu (thăm thẳm, đo đỏ) hoặc biến đổi phụ âm cuối (bần bật, đèm đẹp). Thực chất những từ này được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc, nhưng để dễ nói, nghe xuôi tai nên có sự biến đổi như vậy.

Vậy thế nào là từ láy toàn bộ? Từ láy bộ phận?

*Đọc ghi nhớ (1) Sgk/42.

2. Nghĩa của từ láy:

Nghĩa tăng mạnh:

* Ví dụ: Rì rầm, dữ dội, …

Nghĩa giảm nhẹ:

* Ví dụ: Lành mạnh, ren rét, ..

* Ghi nhớ 2: Học Sgk/42.

2. Tìm hiểu nghĩa của từ láy.

* Tìm hiểu ví dụ Sgk.

Nghĩa của các từ láy: “ha hả, oa oa, tích tắt, gâu gâu” được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? (ENB).

– Nhờ đặc điểm của âm thanh của các tiếng nhái lại các tiếng kêu tiếng động … (hoà phối âm thanh giữa các tiếng).

Các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì chung về âm thanh, về nghĩa?

– Lí nhí, li ti, ti hí => Gợi tả âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
– Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh => gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tục.

So sánh nghĩa của các từ láy: “mềm mại, đo đỏ” với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: “mềm, đỏ”?

– Mềm mại: mang sắc thái biểu cảm hơn (lời nói mềm mại, bàn tay mềm mại, nét chữ mềm mại).
– Đo đỏ: có sắc thái giảm nhẹ hơn đỏ.

Vậy so với nghĩa tiếng gốc, nghĩa của từ láy như thế nào?

– Giảm nhẹ hoặc tăng mạnh.

Đọc ghi nhớ (2) Sgk/42.

* Hoạt động 3: Luyện tập.

Bài tập 1/43: Xếp các từ láy theo bảng phân loại:

– Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
– Tláy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, rón rén lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.

Bài tập 2/43: Điền thêm tiếng:

-Từ láy: Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối. khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
(Đọc yêu cầu, trình bày miệng, nhận xét, …)

Bài tập 3/43: Điền các từ vào chỗ trống:

Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan tành.
* Đọc yêu cầu, thực hành (miệng), nhận xét, …

Bài tập 4/43: Đặt câu với mỗi từ cho sẵn…

– Mai có than hình nhỏ nhắn.

-Tính tình ông ta rất nhỏ nhen.

– Na là người nhỏ nhoi nhất trong nhóm. …

.Bài tập 5/43:

– Đó là những từ phép đẳng lập. Vì những từ này tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.

Bài tập 6/44:

– Chiền: Nơi thờ cúng phật.
– Nê: No
– Rớt: Rơi xót lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang