Soạn bài: Trợ từ, thán từ – Ngữ văn 8

tro-tu-than-tu-ngu-van-8

Soạn bài: Trợ từ, thán từ

1. Trợ từ.

*Xét ví dụ:

1. Nó ăn hai bát cơm.

2. Nó ăn có hai bát cơm.

3.  Nó ăn những hai bát cơm.

+ Câu 1: Nêu lên sự việc khách quan (ý nói ăn bình thường – nó ăn số lượng 2 bát cơm).

+ Câu 2: Thêm từ những (ăn vượt quá mức bình thường – nó ăn nhiều cơm).

+ Câu 3: Thêm từ có (Nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là ít).

Trong các ví dụ trên, từ “những, có” đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?

Từ “những, có” đi kèm từ ngữ “hai bát cơm” dùng để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, hàm ý đánh giá của người nói về sự việc được nói đến trong câu: Việc ăn cơm.

Từ “những, có” được gọi là trợ từ. Vậy thế nào là trợ từ? Ví dụ.

* Học ghi nhớ Sgk/69.

Ghi nhớ: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Những trợ từ thường sử dụng: Những, có, chính, đích, ngay, đến, nguyên,…

2. Thán từ.

* Xét ví dụ sgk/69

Nghĩa của các câu trên có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Quan sát các từ: “này, ạ, vâng”

Các từ trên dùng để làm gì?

+ Này: Tiếng thốt ra dễ gây chú ý cho người đối thoại.

+ A: Biểu thị sự tức giận.

+ Vâng: Tiếng đáp lại người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.

Đặt thêm ví dụ loại này.

Lựa chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:

 Đáp án: Câu a,c,d.

Một mình tạo thành một câu -> thành phần biệt lập của câu.

Vậy thế nào là thán từ? Vị trí? Các loại chính của thán từ?

* Học ghi nhớ: Sgk/70.

Ghi nhớ: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp: à, á, ơ, ô hay, này, ơi, hỡi, than ôi, thương thay,…

Ví dụ:

– A! Mẹ đi chợ về.

– Vâng, cháu cảm ơn cụ.

– Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

(Nguyễn Du)

Ô hay, buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

(Bích Khê)

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

3. Luyện tập.

* Bài tập 1: Xác định trợ từ: a, c, g, i

* Bài tập 2: Giải nghĩa:

a. Trợ từ: “lấy” dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu.

b.- Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh chỉ riêng có như thế (tiền thách cưới)

– Trợ từ “đến” nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc nào đó.

* Bài tập 3: Tìm các thán từ:

  1. này, à c. vâng
  2. ấy d. chao ôi
  3. hỡi ơi

* Bài tập 4:

a.- Ha ha: biểu thị sự vui mừng …

– Ái ái: tiếng kêu khi bị đau.

b. Than ôi: biểu lộ sự đau buồn,…

* Bài 5: Đặt câu

– Ôi, trăng đẹp quá!

– A! Mẹ đã về.

– Ái! Đau quá!

– Ứ! Con không chịu đâu.

– Này! Bài tập chị giao em làm xong chưa?

* Bài tập 6: Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Gọi dạ bảo vâng”?

– Nghĩa đen: Khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép.

– Nghĩa bóng: Nghe một cách máy móc, thiếu suy nghĩ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.