Soạn bài: Từ đồng âm – SGK Ngữ văn 7

tu-dong-am

TỪ ĐỒNG ÂM

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là từ đồng âm?

* Tìm hiểu ví dụ:

Đọc 2 câu văn mục (1) Sgk/135.

Tìm các từ đồng nghĩa để thay thế cho từ “lồng” ở 2 câu đã cho?

 – Lồng: phóc, vọt, phi, nhảy, …

– Lồng: chuồng, rọ, …

Nghĩa của từ “lồng” trong mỗi trường hợp trên là gì? Chúng có liên quan gì với nhau không?

– Lồng là động từ, nghĩa là nhảy dựng lên với sức hăng đột ngột, do quá hoảng sợ.

– Lồng là danh từ, nghĩa là đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt chim, gà, …

⇒ Các nghĩa của từ “lồng” khác nhau nên không liên quan gì nhau.

Hai từ “lồng” trong hai trường hợp trên gọi là từ đồng âm. Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?

* Ghi nhớ:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Em hãy tìm những ví dụ khác về từ đồng âm?

* Ví dụ:

Muối:

– (danh từ): muối hầm

– (động từ): muối cá

Đậu:

– (danh từ): mâm xôi đậu

– (động từ) : con ruồi đậu

2. Sử dụng từ đồng âm.

Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của từ lồng ở hai câu trên?

– Dựa vào ngữ cảnh, tức là dựa vào từng câu văn cụ thể.

– Câu “Đem cá về kho”, nếu tách khỏi ngữ cảnh thì có thể hiểu thành mấy nghĩa?

– 2 nghĩa – Kho (nấu).

– Kho (là chỉ nơi chứa).

Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa? – Đem cá về mà kho (động từ).

– Đem cá về để nhập/cất vào kho (danh từ).

Vậy để tránh hiểu lầm do hiện tượng từ đồng âm gây ra khi sử dụng yêu cầu cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?

– Phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu lầm hoặc hiểu sai nghĩa của từ, hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

* Lưu ý:

Hãy kể ra các nghĩa của từ chân trong các từ sau: chân người, chân núi, chân bàn?

 – Bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (chân người)

– Bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường,..).

– Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân bàn, chân giường, …).

Các từ chân có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

– Không phải từ đồng âm. Vì các từ này nghĩa của chúng có liên quan với nhau. Nghĩa chung của từ chân là bộ phận dưới cùng, từ đó mới phát triển các nghĩa.

* Từ chân là từ nhiều nghĩa. Trong thực tế có những trường hợp rất dễ lầm lẫn. Đặc biệt ở vùng của chúng ta cần chú ý đến cách đọc của một số từ vì phát âm sai nên dễ lầm lẫn: bàng quang, bàng quan; sáng lạng (sai) – xán lạn (đúng), …

* Ghi nhớ:

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/136: Tìm từ đồng âm với các từ sau:

– Cao: cao thấp; thuốc cao.

– Ba: ba đồng; quán ba.

– Tranh: bức tranh; tranh giành.

– Sang: cao sang; sang năm.

– Nam: phương nam; nam nhi.

* Bài tập bổ sung:

Trong bài thơ “Tống biệt hành” Thâm Tâm có câu thơ: “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”, từ ngữ ở đây có điều gì đặc biệt?

– Có sử dụng từ đồng âm:

– Trong 1: chỉ vị trí, phân biệt với ngoài.

– Trong 2: chỉ tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ.

Trong thơ ca cũng như trong thực tế, người ta sử dụng rất nhiều từ đồng âm. Vậy theo em sử dụng từ đồng âm có tác dụng gì?

– Làm cho lời nói, câu văn, lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, cũng có thể nhằm thể hiện một dụng ý nào đó.

* Bài tập 2/136:

a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “Cổ” … các nghĩa đó?

– Bộ phận của cơ thể người, nối đầu với thân.

– Bộ phận nối liền cánh tay với bàn tay, ống chân với bàn chân.

– Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai).

– Bộ phận của áo, yếm hoặc giày, (cổ áo, giày cổ cao, …).

– Cổ của con người, coi là biểu tượng của sự chống đối trong quan hệ với người nào đó (cứng cổ).

– Cổ (1) là nghĩa gốc; còn lại là nghĩa chuyển.

– Mối liên quan: Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc.

b) Tìm từ đồng âm với … “cổ”?

Bộ phận … với thân.

– Cổ:  2. Ngôi nhà cổ (xưa).

Cổ động (động từ ghép)

* BT Thêm: Hãy giải thích từ “lợi” trong bài ca dao sau:

“Bà già đi chợ Cầu Đông
……
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”.

– Từ “lợi” có hai nghĩa:

Chỉ tính chất lợi lộc, lợi ích à trái với hại.

Chỉ sự vật nơi để răng mọc và tồn tại.

* Bài tập 3/136: Đặt câu:

– Các bạn ngồi … cắm trại.

– Con sâu đang ăn … cuống lá.

– Năm nay em cháu … năm tuổi.

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: (Câu 3/136).

– Các bạn ngồi quanh bàn để bàn kế hoạch cắm trại.

– Con sâu đang ăn sâu vào cuống lá.

– Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.

* Bài tập 4/136:

– Anh chàng sử dụng từ đồng âm “Vạc đồng” và cố ý dùng từ trái nghĩa (Thật – giả) để lấy lí do không trả vạc cho anh hàng xóm.

– Nếu là người xử kiện, ta cần làm rõ ngữ cảnh: “Vạc của anh hàng xóm là vạc bằng đồng”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.