Soạn bài: Từ trái nghĩa – SGK Ngữ văn 7

tu-trai-nghia

TỪ TRÁI NGHĨA

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là từ trái nghĩa?

Đọc lại bản dịch thơ bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi … về quê” 

Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ trên?

– Bài 1: Ngẩng >< cúi: Trái nghĩa về hoạt động của cái đầu lên xuống.

– Bài 2: Trẻ >< già: Trái nghĩa về tuổi tác.

            Đi >< trở lại: Trái nghĩa về sự di chuyển.

           Sạch >< bẩn: Trái nghĩa về phương diện vệ sinh.

           Hiền >< ác: Trái nghĩa về tính cách.

Nhận xét về nghĩa các cặp từ trên?

– Nghĩa trái ngược nhau

Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp: “rau già, cau già”?

– Rau già >< rau non; cau già >< cau non.

* Từ “già” – trẻ hoặc – non

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Tìm từ trái nghĩa với từ “chín” trong trường hợp: “quả chín, cơm chín”?

– Chín: – xanh: quả xanh;  – sống: cơm sống.

Từ “chín” trong ví dụ trên thuộc lớp từ gì?

– (Từ nhiều nghĩa).

* Ghi nhớ:

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

2. Sử dụng từ trái nghĩa:

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trong thể đối của thơ. Tìm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa.

Trong hai bài thơ trên, dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

– Tạo ra các cặp tiểu đối trong câu, nhằm tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời thơ thêm sinh động.

*  Việc dùng từ trái nghĩa để cấu tạo thành ngữ  cũng tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh cho người đọc và lời nói thêm sinh động.

Tìm một số thành ngữ có từ trái nghĩa?

* Thảo luận:

Gợi ý: “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, “Đầu xuôi đuôi lọt”,

– “Lên thác xuống ghềnh”, “Chết vinh còn hơn sống nhục”, “Bữa đực bữa cái”.

Đặt câu với các thành ngữ trên?

Từ trái nghĩa được sử dụng trong những trường hợp nào?

– Trong tục ngữ, ca dao, thành ngữ hay trong thể đối của thơ.

Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

* Ghi nhớ:

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

* Bài tập : Tìm từ trái nghĩa với từ “lành” trong trường hợp:

* Lành:

 – Vị thuốc lành >< độc : vị thuốc độc

– Tính lành >< dữ: tính dữ.

– Áo lành >< rách: áo rách.

– Bát lành >< mẻ, sứt, vỡ.   

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1/129: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

– Lành >< rách.

– Giàu >< nghèo.

– Ngắn >< dài.

– Đêm >< ngày.

– Sáng >< tối.

* Bài tập 2/129: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm:

– Cá tươi >< cá ươn.

– Hoa tươi >< hoa héo, khô.

– Ăn yếu >< ăn khoẻ, mạnh.

– Học lực yếu >< học lực khá, giỏi.

* Bài tập 3/129: Điền từ trái nghĩa thích hợp để tạo thành ngữ (Mềm; phạt; lại; trọng; xa; đực;  mở; cao; ngửa; ráo).

* Bài tập 4/129:  Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với dòng sông quê hương:

Đoạn văn 1: Cảnh đẹp mà em thích và có nhiều kỉ niệm với em nhất là dòng sông quê hương. Khi những tia nắng ban mai chiếu xuống, em thấy con sông thật ấm áp và dòng nước rất trong khác hẳn dòng nước đục ở độ tháng 9. Nhưng em thích nhất là khi hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng rọi trên mặt sông tạo thành bức tranh tuyệt đẹp. Vào những lúc này, chúng em thường có mặt để ngắm dòng sông và vui đùa. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ của em nên em không bao giờ quên được.

Đoạn văn 2: Tôi yêu sông ba như yêu trái tim của mình. Đâu phải vì sông ba là con sông của quê hương mà bởi sông Ba mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa và thơ mông biết bao. Mùa xuân sông Ba mơ màng chảy. Đứng từ núi Chóp chài mà nhìn sông Ba cứ ngỡ như dải lụa trắng ai đó thả rơi vắt ngang đồng bằng xanh thẳm. Đến mùa hạ, nước sông Ba cạn. Cả một vùng bãi bồi trù phú hiện ra. Đầu mùa cát trắn xóa. Đến giữa tháng tư, hoa mướp, hoa dưa nở vàng dọc bờ. Cỏ xanh cũng được thế lấn xa ra tận giữa dòng. (Trích Tôi đợi mùa trăng lên, Dương Lê)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.