»» Nội dung bài viết:
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN:
1. Bố cục của văn bản:
Ở lớp 6, các em đã học đơn từ. Nêu nội dung chính trong đơn?
– Nội dung của đơn từ: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi đơn để đề đạt nguyện vọng gì?
Những nội dung trong lá đơn có cần sắp xếp theo một trật tự không? Vì sao?
– Không thể tuỳ tiện ghi nội dung nào trước cũng được, vì làm như vậy nội dung đơn sẽ lộn xộn, không rõ ràng và mất đi tính rành mạch.
– Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo trình tự hợp lí, rành mạch thì được gọi là bố cục.
Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục?
– Vì bố cục là sự sắp xếp nội dung các phần trong văn bản. Nếu nội dung các phần, các đoạn trong văn bản sắp xếp thống nhất chặt chẽ, giúp người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
Vậy bố cục trong văn bản là gì?
Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Một văn bản thưởng có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề được nói tới trong văn bản.
+ Thân bài: Trình bày các nội dung chủ yếu làm sáng tỏ chủ đề của văn bản. Nội dung các phần thân bài cần được trình bày mạch lạc: có thế sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian hoặc. Theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận…
+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
Đọc hai câu chuyện Sgk.
Hai câu chuyện trên có bố cục chưa?
– Chưa có bố cục..
Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
– Cách kể chuyện như trên rất lộn xộn, khó tiếp nhận, nội dung các câu không thống nhất.
Bản kể trong văn bản (1) gồm mấy đoạn? Các câu trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý chung thống nhất không?
– Hai đoạn văn, các câu trong đoạn không thống nhất về nội dung.
Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt với nhau không?
– Ý đoạn này và đoạn kia khó phân biệt.
Muốn được tiếp nhận dễ dàng thì các đoạn mạch trong văn bản phải như thế nào? (ENB).
Ghi nhớ, (Bố cục là sự bố trí … hợp lí).
Cách kể trong văn bản (b) bất hợp lí ở chỗ nào?
– Cách kể ấy khiến cho câu chuyện không còn nêu bật nghĩa phê phán và không còn buồn cười nữa.
Vì sao có sự bất hợp lí đó?
– Vì bố cục không rõ ràng rành mạch.
Vậy bố cục rõ ràng, hợp lí còn có tác dụng gì?
– Giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
Ghi nhớ.
3. Các phần của bố cục:
Nêu nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB trong văn bản miêu tả và tự sự?
Văn bản miêu tả:
– MB: Giới thiệu nội dung
– TB: Miêu tả đối tượng
– KB: Cảm nghĩ về đối tượng
Văn bản tự sự:
– MB: Giới thiệu sự việc
– TB: Diễn biến của sự việc
– KB: Cảm nghĩ về sự việc.
Cần có phân biệt rõ ràng nhiệm vụ mỗi phần không? Vì sao?
– Cần phân biệt rõ ràng vì mỗi phần có một nội dung riêng biệt.
Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
– Nói như thế là không đúng. Vì mở bài chỉ là phần giới thiệu về đối tượng và sự việc còn kết bài là bộc lộc cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc.
Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự (của đơn từ nữa) được dồn cả vào phần thân bài nên mở bài và kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
– Tuy nội dung chính của việc miêu tả được dồn cả vào phần thân bài, nhưng phần mở bài và phần kết bài cũng rất cần thiết. Vì mở bài ngoài nhiệm vụ giới thiệu đề tài của văn bản, còn giúp người đọc đi vào đề tài một cách dễ dàng, còn kết bài đâu chỉ là nêu cảm nghĩ, lời hứa hẹn mà còn làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp.
Bố cục một văn bản thường có mấy phần?
– 3 phần
- Ghi nhớ.
III. Luyện tập.
Khó quá ạ