mieu-ta-va-bieu-cam-trong-van-ban-tu-su-ngu-van-8

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự – Ngữ văn 8

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

+ Kể (nêu sự việc, hành động nhân vật).

+ Tả chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, sự vật, hoạt động).

+ Biểu cảm (bày tỏ tình cảm, thái độ đối với sự việc, sự vật, h.động).

Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại việc gì?

+ Về cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật tôi với người mẹ xa cách lâu ngày.

Sự việc ấy được kể bằng những chi tiết nào?

Mẹ vẫy, tôi chạy theo xe; Mẹ kéo lên xe, tôi oà khóc; Ngồi bên mẹ, quan sát khuôn mặt mẹ …

Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn?

Yếu tố miêu tả; Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, tôi ríu cả chân lại; mẹ không còm cõi, xơ xác; gương mặt vẫn tươi sáng với dôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Yếu tố biểu cảm:

+ “Hay tại sự sung sướng…sung túc” (Cảm nghĩ).

+ “Tôi thấy … lạ thường” (Cảm nhận).

+ “Phải bé lại … vô cùng” (Phát biểu cảm tưởng).

Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?

Chúng không đứng riêng mà có sự đan xen vào nhau một cách hài hòa để tạo nên một mạch văn thống nhất.

So sánh đoạn văn này với đoạn văn của Nguyên Hồng, em có nhận xét gì?

Nếu bỏ tất cả yếu tố tả, biểu cảm như đoạn văn thì câu chuyện không sinh động, không ý nghĩa.

Vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong việc kể chuyện?

Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn, sinh động, khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và rút ra được những bài học về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bỏ hết các yếu tố kể (tự sự) trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Nó có thành câu “ chuyện” không?

Đoạn văn sẽ không còn các sự việc và nhân vật, khi đó câu chuyện sẽ trở nên khó hiểu.

Trong văn tự sự có phải chỉ đơn thuần sử dụng yếu tố tự sự không?

Không, thường xen vào yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự?

Nhờ có tự sự mà miêu tả và biểu cảm mới bám vào đó và phát triển.

 * Học ghi nhớ sgk/74. 

II. Luyện tập

Bài tập 1:

Ví dụ đoạn văn trong văn bản

“Tôi đi học”:

“Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy … tôi đi học”.

Bài tập 2: Viết đoạn văn tự sự:

Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm ngoại. Nhà ngoại tôi nằm ở một làng quê hẻo lánh nhưng phong cảnh rất nên thơ, hữu tình.

Vừa xuống xe, luỹ tre đầu làng vi vu như mời gọi. Dòng kênh xanh uốn lượn hiền hoà quấn quýt như đang bao bọc xóm làng. Tôi men theo dòng kênh xanh mát rượi bóng tre, lần bước với cảm giác miên man, khoan khoái.

Nhà ngoại tôi kia rồi! Lòng tôi bỗng rộn lên một tình cảm khó tả. Bóng ngoại gầy, lưng hơi còng, mái tóc bạc dang hai tay mở rộng. Tôi dứt khỏi tay mẹ, sà vào lòng bà:

– Bà ơi! Cháu nhớ bà quá.     .     

* Liên hệ giáo dục: Nên kết hợp các yếu tố này khi viết văn để tạo hiệu quả nghệ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang