Hai cây đèn thần

Lỗ Ban là thợ mộc nổi tiếng thời cổ đại. Ông thu nhận rất nhiều đồ đệ, đồng thời truyền thụ cho họ kỹ thuật cao siêu của mình. Trong số rất nhiều đồ đệ của Lỗ Ban, có một người tên là Triệu Hiển, rất khôn ranh, thường xuyên nịnh hót, nhưng Lỗ Ban lại không nhận ra điều đó.

Vào một năm đại hạn, Lỗ Ban dẫn các đồ đệ làm rất nhiều xe nước tặng cho dân chúng để nước chống hạn, nhưng tất cả nước đều hết sạch, hạn hán vô cùng nghiêm trọng. Lỗ Ban rất lo lắng, quyết định nhờ Đông Hải Long vương cho mưa xuống. Hôm đó, Lỗ Ban gọi Triệu Hiển đến giao cho anh ta một cây đèn gỗ và một cây đèn thủy tinh, bảo anh đến Long cung, đưa cây đèn thủy tinh cho Long vương và cho mưa xuống.

Triệu Hiển không biết làm thế nào để xuống Long cung ở đáy biển. Lỗ Ban liền nói vđi anh ta: “Hai cây đèn này đều là bảo vật, chì cần có một trong hai chiếc đèn này, anh có thể đi lại tự do dưới nước. Sau khi hoàn thành sau nhiệm vụ, ta sẽ tặng cho anh cây đèn gỗ“.

Triệu Hiển cầm hai cây đèn đến bờ sông, nước sông tự nhiên rẽ ra, dưới đáy sông xuất hiện bậc thang rất rộng và dẫn thẳng đến Long cung. Triệu Hiển bước trên đường, nhìn vào hai cây đèn trên tay, cảm thấy quá thần kỳ, đặc biệt là cây đèn thủy tinh, nhìn long, lanh rất đẹp. Lúc đó, Triệu Hiển liền nảy sinh ý đồ đen tối anh quyết định tặng cho Long vương cây đèn gỗ, còn giấu chiếc đèn thủy tinh đi cho riêng mình.

Đến Long cung, Triệu hiển nói rõ mục đích đến của mình, nhờ Long vương cho mưa xuống. Long vương vốn rất khâm phục Lỗ Ban, nghe nói ông phái người đến cầu mưa, liền không do dự nhận lời ngay. Long vương gọi Rùa thừa tướng đến, bảo nó nhận chiếc đèn và khoản đãi khách thật tốt, sau đó đích thân đi làm mưa.

Nhưng Triệu Hiển vì tự giấu chiếc đèn thủy tinh, cảm giác tội lỗi nên không dám ở lại lâu. Rùa thừa tướng nhiệt tình tiễn anh ta ra cửa cung, sau đó trở vào Long cung. Ai ngờ khi Rùa thừa tướng đóng cửa cung, nước biển cuồn cuộn lập tức nuốt chửng lây Triệu Hiển. Hóa ra, trong đèn thủy tinh có một hòn ngọc, chỉ có tác dụng chiếu sáng dưới nước; còn trong chiếc đèn gỗ mới là hòn ngọc rẽ nước thần kỳ, có hòn ngọc này mới có thể rẽ nước đi trên sông. Triệu Hiển tham lam không hiểu được sự diệu kỳ đó nên mới bị chết chìm dưới biển.

Bài học:

Tục ngữ có cấu:“Gậy ông đập lưng ông”. Vi Triệu Hiển tham lam, khôn lỏi kết quả đã tự mình hại và đã mất mạng. Vì vậy, chúng ta không được tham lam như Triệu Hiển và phải sống trung thực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang