so-sanh-dien-bien-tam-trang-nhân-vat-mi-va-chi-pheo

Dàn bài: so sánh diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị và Chí Phèo

Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác gì?


I. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả Tô Hoài và Nam Cao: nhân vật Mị và Chí Phèo.

II. Thân bài:

1. Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị:

– Yếu tố tác động: Khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh, vô tình Mị thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ.

– Diễn biến tâm trạng, hành động:

+ Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”.

+ Nhưng Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử hành hạ.

+ Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ và căm phẫn tội ác của cha con thống lí.

+ Cô nghĩ đến thân mình và nhận thức được sự vô lí đối với A Phủ, đồng thời Mị tưởng tượng cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay.

– Kết quả: Dần dần, Mị đã thắng sự sợ hãi để dẫn đến kết quả là hành động cắt đây trói nhanh chóng, dứt khoát. Và sau phút giây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ.

– Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.

– Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn.

2. Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Chí Phèo:

– Sau năm ngày chung sống với Thị Nở, Chí đã bị Thị Nở tuyệt tình. Một chân trời tràn đầy hạnh phúc vừa mở ra trước mắt Chi đã tối sầm lại.

– Chí lâm vào bi kịch bị cự tuyệt vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Vị mất Thị Nở là mất tất cả, mất sự bấu víu cuối cùng, là mất đi tổ ấm, mất đi cơ hội làm người mà chí hằng ao ước đến cháy lòng. Chí thảng thốt, bàng hoàng đến chết lặng. Chí không tin vào tai, vào mắt mình, Chí dường như không hiểu nổi, đến khi hiểu ra, Chí ngẩn mặt, ngẩn người. Đất dưới chân Chí như đang sụp đổ.

– Chí đã cố gắng níu lấy Thị Nở bằng mọi cách nhưng mọi nỗ lực của Chí đều trở nên vô vọng.

– Hụt hẫng, đau đớn, tan nát cõi lòng, Chí lôi rượu ra uống, nhưng càng uống lại càng tỉnh. Giấc mơ hạnh phúc, khát vọng hoàn lương phút chốc tan tành mây khói để lại trong lòng Chí nỗi đau mênh mang, thăm thẳm mà không một thứ rượu nào có thể làm nguôi ngoai.

– Chí ôm mặt khóc, dưng dức, khóc hư thể chưa bao giờ được khóc, tức tưởi, đau đớn tuyệt vọng. Tiếng khóc của người lương thiện bị cự tuyệt quyền làm người.

3. So sánh điểm gióng và khác nhau:

* Điểm giống nhau:

+ Chú ý khai thác cả về hành động lẫn thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật.

+ Tính cách nhân vật Mị và Chí Phèo đều được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong quan hệ với một nhân vật khác.

+ Diễn biến hành động, tâm lí của nhân vật Mị và Chí Phèo có nhiều bước chuyển bất ngờ, gắn với bước ngoặt của tác phẩm, góp phần tạo nên kịch tính cho truyện ngắn.

* Điểm khác biệt:

  • Nhân vật Mị:

+ Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

+ Miêu tả tâm lí chủ yếu bằng độc thoại nội tâm, bằng những xúc cảm phức tạp.

+ Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi trong giao điểm của cách mạng, mang đậm màu sắc địa phương.

  • Nhân vật Chí Phèo:

+ Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch vỡ mộng hoàn lương.

– Miêu tả tâm lí bằng đối thoại và độc thoại nội tâm vớ những xúc cảm phức tạp.

– Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nông dân nghèo đêm trước cách mạng.

III. Kết bài:

Khái quát lại nghệ thuật khác họa nội tâm nhân vật Mị và Chí Phèo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang