soa-bai-nhung-yeu-cau-ve-su-dung-tieng-vietsoa-bai-nhung-yeu-cau-ve-su-dung-tieng-viet

Sọan bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

I. Tìm hiểu chung:

1- Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt:

a. Về ngữ âm và chữ viết:

* Giặc → giặt: nói và viết sai phụ âm cuối

+ dáo → ráo: nói và viết sai phụ âm đầu

+ lẽ, đỗi → lẻ, đổi: nói sai thanh điệu, viết sai dấu thanh

* Trong lời bà Bác có nhiều từ nói theo âm địa phương: dưng mờ, mờ, bẩu

⇒ Cần tiến tới thống nhất về phát âm và chữ viết theo chuẩn ngôn ngữ chung, khắc phục những lối phát âm địa phương: dưng mờ (nhưng mà), mờ (mà), bẩu (bảo)

Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung

b. Về từ ngữ:

+ Hãy phát hiện chữa lỗi về từ ngữ:

– Từ sai về cấu tạo: chót lọt (→ chót)

– Nhầm lẫn từ Hán việt gần âm, gần nghĩa: truyền tụng (chữa: truyền thụ hoặc truyền đạt)

– Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là “mắc các bệnh truyền nhiễm” chứ không thể là “chết các bệnh truyền nhiễm”

– Chữa: Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết (vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần

– Sai vì kết hợp từ “Bệnh nhân được pha chế” là sai

Sửa: Những bệnh nhân không phải mổ, mắt được điều trị tích cực, những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế

+ Lựa chọn những câu đúng:

– Câu đúng: 2,3,4

– Câu sai: 1,5

Câu 1: sai yếu điểm -> điểm yếu

Câu 5: sai linh động -> sinh động

⇒ Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo với ý nghĩa với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng việt

c. Về ngữ pháp:

+ Phát hiện, chữa lỗi ngữ pháp:

– Qua tác phẩm “Tắt đèn”… chế độ cũ

– Nguyên nhân sau: không phân định thành phần trạng ngữ và chủ ngữ

– Cách chữa:

+ Bỏ từ “qua” đầu câu

+ Bỏ từ “của” thay vào đó bằng dấu phẩy

+ Bỏ các từ “đã cho” và thêm vào đó bằng dấu phẩy

+ “Lòng tin tưởng… tiếp bước mình”

– Nguyên nhân: thiếu vị ngữ, chủ ngữ

– Cách chữa

+ Thêm từ ngữ làm chủ ngữ “Đó là lòng tin tưởng…, những lớp người sẽ tiếp bước họ”

+ Thêm từ ngữ làm vị ngữ: “Lòng tin tưởng…”

+ … những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện trong tác phẩm

+ Lựa chọn những câu văn đúng:

Câu đúng: 2,3,4

Câu sai: 1 (do không phân định rõ ràng thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ)

+ Nguyên nhân:

Đoạn văn sai chủ yếu ở mối liên hệ, sự liên kết giữa các câuà -> các câu lộn xộn, thiếu liên kết lôgic

– Cách chữa: cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc và tuân theo trình tự hợp lý

“TK và TV…Họ sống… mái nhà hòa thuận…cha mẹ.Họ đều có những nét…tuyệt vời.TK là…vẹn toàn

⇒ Cần cấu tạo câu theo đúng qui tắc ngữ pháp tiếng việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nửa các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất

d. Về phong cách ngôn ngữ:

– Từ “hoàng hôn” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, không dùng trong phong cách ngôn ngữ hành chính, phải thay bằng từ “buổi chiều”

– “hết sức” là cụm từ thường được dùng trong khẩu ngữ, không dùng trong phong cách ngôn ngữ chính luận, phải thay bằng từ “rất” hoặc “vô cùng”

– Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con

– Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có

– Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn

+ Các từ ngữ và cách nói như trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị, dù mục đích lời nói của CP cũng khẩn cầu, giống mục đích của một đơn đề nghị. Đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính vì vậy cách dùng từ và diễn đạt phải mang tính xã hội, chẳng hạn trong đơn thì cần phải viết “Tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật” thay cho lời nói “con dám nói gian thì trời tru đất diệt”

→ Cần nói và viết cho đúng các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ

2. Sử dụng hay đạt hiệu quả giao tiếp cao:

a. Trong câu tục ngữ, các từ đứng, quỳ được dùng theo nghĩa chuyển, Chúng không biểu hiện tư thế của thân thể con người mà theo phép ẩn dụ, chúng biểu hiện nhân cách, phẩm giá. “Chết đứng” là cái chết hiên ngang của những người sống có lý tưởng, còn “sống quỳ” là cách sống hèn hạ của những kẻ không có lý tưởng hoặc đã mất niềm tin trong cuộc sống. Việc dùng từ “đứng”, “quỳ” vừa mang tính hình tượng, vừa mang tính biểu cảm (nếu nói chết vinh hơn sống nhục thì mất đi tính hình tượng)

b. Các cụm từ “chiếc nôi xanh”, “cái máy điều hòa khí hậu” đều là những cách gọi tên khác để chỉ cây cối nhưng đây là những cụm từ miêu tả có tính hình tượng và có giá trị biểu cảm

c. Đoạn văn sử dụng phép đối và phép điệp: “Ai có súng…ai có gươm…” đồng thời phép đối ấy cũng có tác dụng tạo nên tính nhịp điệu phù hợp với không khí khẩn trương của văn bản “Lời kêu gọi”

→ Cần sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được tính nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp cao. Muốn thế cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chuyển hóa, các phép tu từ

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

Các từ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ

2. Bài tập 2: Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ

– Từ lớp: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấuàphù hợp với câu văn này, còn từ hạng phân biệt người theo phẩm chất tốt xấu, mang nét nghĩa xấu, không phù hợp với câu văn này

– Từ phải: mang nét nghĩa “bắt buộc”, “cưỡng bức” nặng nề, không phù hợp với sắc thái nghĩa “nhẹ nhàng, vinh hạnh” của việc “đi gặp các vị đàn anh”. Còn từ ré ngược lại, nên dùng từ ré

3. Bài tập 3:

– Đoạn văn có các câu nói về tình cảm của con người trong ca dao nhưng vẫn có những lỗi sau:

+ Ý của câu đầu (nói về tình yêu nam nữ) và những câu sau (nói về những tình cảm khác) không nhất quán

+ Quan hệ thay thế ở đại từ họ ở câu 2, 3 không rõ

+ Một số từ ngữ diễn đạt chưa rõ ràng

– Có thể chữa lại như sau:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm

4. Bài tập 4: Câu văn có tính hình tượng và tính biểu cảm nhờ dùng các cụm từ cảm thán (biết bao nhiêu), dùng cụm từ miêu tả (oa oa cất tiếng khóc đầu tiên), dùng hình ảnh ẩn dụ (quả ngọt…)

5. Bài tập 5:

III. Hướng dẫn tự học :

– Xem lại các bài làm văn của anh (chị), phân tích và sửa các lỗi mắc phải (nếu có) về chữ viết, từ ngữ, câu văn, đoạn văn và cấu tạo cả bài văn.

– Phát hiện và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong một số đoạn văn, thơ hay mà anh (chị) yêu thích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang