phan-tich-bai-tho-thuong-vo-cua-tran-te-xuong

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.

  • Mở bài:

Tú Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là tác giả của những vần thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha. Bài thơ “Thương vợ” là một sáng tác tiêu biểu cho bút pháp trữ tình trong thơ Tú Xương. Tác phẩm đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang, giàu đức hi sinh và bộc lộ sự cảm thông, lòng yêu thương trân trọng ngợi ca người vợ của nhà thơ .

  • Thân bài:

Trong thơ trung đại Việt Nam, các nhà thơ, nhà nho ít khi viết về cuộc sống tình cảm đời tư của mình , càng hiếm khi viết về người vợ . Thơ văn xưa coi trọng mục đích giáo huấn, dùng văn thơ để dạy đời, tỏ chí “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” , với những đề tài phổ biến như: chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế thế hoặc những ưu tư về thời cuộc …

Cũng trong xã hội xưa, vị thế của người phụ nữ ít được coi trọng, thậm chí còn bị coi rẻ. Tú Xương thì khác. Ông có nhiều bài thơ viết về vợ với những câu đầy thương mến, hóm hỉnh. Trong một loạt bài thơ Tú Xương viết về vợ, Thương vợ được coi là tác phẩm tiêu biểu hơn cả. Bài thơ thể hiện cả hai mặt trong thơ Tú Xương, vừa ân tình vừa hóm hỉnh .

Thương vợ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ngôn ngữ rất sinh đọng tự nhiên, mang đậm sắc thái dân gian, mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông ,
Nuôi đủ năm con với một chồng .

Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên, dường như không chút gọt giũa mà nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú .

Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian, từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, sớm trưa. Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó, bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán” ở chốn đầu sông cuối bãi.

Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú, đó là nơi có thế đất hiểm trở, là doi đất nhô ra, ba bề là nước, khá chênh vênh nguy hiểm. Tú Xương đã quan sát, thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ. Bởi vậy, ẩn sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông, thương mến sâu lắng . Với người vợ, một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng cay.

Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú . Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “nuôi đủ năm con với một chồng”. Phải chăm sóc, nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi. Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả đức ông chồng. Ai cũng biết ông Tú tài cao nhưng phận thấp, thành ra ông chí khí uất.

Tám lần ông đi thi chỉ mong bia đá bảng vàng nhưng rút cục đi không lại trở về không bởi thơ văn ông quá sắc sảo. Ông lại phải hằng ngày chứng kiến bao cảnh trái tai gai mắt “con khinh bố”, “vợ chửi chồng”, bao điều lố lăng của xã hội dở ta dở tây đương thời. Tú Xương luôn day dứt về sự đời ô trọc. Cảnh chung niêm riêng khiến ông Tú rất kĩ tính. Ấy vậy mà bà Tú vẫn “nuôi đủ”. Công lao to lớn của bà nằm ở hai chữ “nuôi đủ” này. Bà Tú thắt lưng buộc bụng, tần tảo quanh năm không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất của một đại gia đình đông đảo mà bà còn phải sống lựa, chăm lo cho nhu cầu tinh thần vốn cao sang, tài tử của ông Tú. Sự đảm đang, khéo léo của bà thể hiện ở việc lựa ông Tú mà sống , khéo chiều sự khó tính khó nết của ông sao cho trong ấm ngoài êm.

Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại, đảm đang của bà Tú trước gánh nặng gia đình. Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình.

Lăn lội thân cò khi quãng vắng ,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông .

Hai câu thơ đã cụ thể hơn tính chất , đặc thù công việc của bà Tú. Cách đảo ngữ “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” tô đậm chân dung cực nhọc, lam lũ, bươn chải của bà. Nhà thơ mượn hình ảnh ẩn dụ “thân cò” trong ca dao để ví von với thân phận, cuộc đời người vợ của mình. Con cò trong ca dao cực khổ , bất hạnh vô cùng

“Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
“Cái cò đi đón cơn mưa / Tối tưm mù mịt ai đưa cò về”.
“Cái cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”.

Nhà thơ đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận của những người lao động vất vả, lam lũ . Thân cò còn gợi dáng vẻ bé nhỏ, gầy gò, đáng thương tội nghiệp của người vợ ông Tú. Bà Tú bé nhỏ yếu ớt thế mà phải một mình đi làm qua những nơi “quãng vắng”. Khi khỏe thì không sao nhưng khi trái gió trở trời , sảy chân bất kì thì không biết bà Tú sẽ gặp nguy hiểm chừng nào . Thế mới thâm thía câu “buôn có bạn, bán có phường”. Câu thơ mang sức nặng của tấm lòng thương cảm mà ông Tú dành cho vợ .

Bà Tú không chỉ dấn thân những chỗ đồng không mông quạnh mà còn phải chen chân trên những chuyến đò đông , phải chịu những tiếng “eo sèo”, những lời qua tiếng lại cò kè mặc cả, có lườm nguýt chê bôi xô bồ. Đò đông gợi ra sự hiểm nguy, xô đẩy, chen chúc  vậy là “cô gái nhà dòng” vì lấy ông Tú mà buộc phải nhắm mắt đưa chân quên đi lời mẹ dặn “Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”, phải lăn lộn giữa chốn đời phàm tục để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình.

Hai câu thơ chú trọng vào việc miêu tả nỗi vất vả, sự đảm đang của bà Tú. Ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn thương cảm, ái ngại, biết ơn, trân trọng.

Hai câu luận là lời ông Tú nhập thân vào bà Tú để than thở giùm vợ:

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công

Nhà thơ dùng nghệ thuật đối, các khẩu ngữ và những thành ngữ dân gian “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”, “âu đành”, “dám quản” để bộc lộ nỗi lòng ấy. Duyên và nợ là hai khái niệm đối lập nhau. Theo cách hiểu dân gian, duyên là điều tốt đẹp, là sự hòa hợp tự nhiên, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta bị vướng mắc phải. Duyên là sự may mắn, còn nợ là sự rủi ro. Ở đây, khi lấy ông Tú, may mắn bà Tú chỉ hưởng có một mà rủi ro lại gấp đôi, tức là sung sướng thì ít ỏi mà khổ cực thì lại nhiều.

Dù vậy, bà coi đó là cái phận, cái định mệnh mà ông trời đã áp đặt sẵn cho mình. Vì thế, bà cam chịu, chấp nhận , không kêu ca mà âm thầm chịu đựng. Bà sẵn sàng vượt qua “năm nắng mười mưa”, những nỗi khó khăn tăng cấp chồng chất, bà dám “quản công”, tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo gia đình .

Hai câu thơ như một tiếng thở dài của bà Tú. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng , vượt lên. Phải chăng đó cũng chính là đức hi sinh, vẻ dẹp truyền thống cảu người phụ nữ Việt Nam?

Hai câu kết là lời nhà thơ tự chửi mình, tự trách móc bản thân:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không

Tự coi mình cùng một ruột với thói đời, với các ông chồng “ăn ở bạc”, “hờ hững” với vợ. Tú Xương thành thật thú nhận. Thói đời là những nếp cư xử, hành động xấu chung mà người đời hay mắc phải. Thói đời mà Tú Xương muốn nói đến ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ, là thói vô tâm của các ông chồng với vợ. Thói xấu ấy cũng đã thấm vào người ông Tú, khiến ông ăn ở bạc với vợ, sống thiếu trách nhiệm, đổ mọi gánh nặng lên đôi vai người vợ.

Như vậy, ông Tú không chỉ chửi chung thói đời mà còn chửi chính bản thân mình. Đây là lời chửi mang đặc trưng riêng của Tú Xương. Nhà thơ dùng lời ăn tiếng nói của dan gian “cha mẹ” một cách chửi có gọng điệu chanh chua nanh nọc, gay gắt, quyết liệt, lôi cả gốc rễ tông giống của vấn đề ra mà chửi. Đó chính là biểu hiện của cá tính sắc sảo Tú Xương.

Câu thơ cuối cùng là một lời rủa. Nhà thơ thay vợ mà rủa rằng có chồng mà chồng hờ hững thì còn tệ hơn cả không có chồng. Có thể hiểu câu đó nghĩa là ông chồng mà sống vô tích sự, vô trách nhiệm với gia đình thì ông ta sống cũng như chết rồi. Một cách nói buông thõng, ngao ngán.

Hai câu thơ cuối là một cách chuộc lỗi đặc biệt của nhà thơ với vợ. Lời thơ giản dị pha lẫn nụ cười trào phúng mà vẫn chân chất , thấm thía tấm lòng thương vợ đáng quý trọng.

Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề. Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ và tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiện một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát.

  • Kết bài

Thương vợ là bài thơ ngắn gọn khắc họa chân dung bà Tú, người vợ tảo tần đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu dức hi sinh vì chồng con, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tác phẩm cũng bộc lộ sự cảm thông, trân trọng biết người vợ sâu sắc của nhà thơ Tú Xương .


Tham khảo:

Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.

“Thương vợ” là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của Tú Xương đối với người vợ của mình.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Chi bằng vài lời kể nôm na, bình dị, Tú Xương đã giúp người đọc hình dung ra cảnh bà Tú một mình mang trên vai gánh nặng gia đình, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ. “Mom sông” là mỏm đất nhô ra dòng sông, cũng là một địa điểm ở phía Bắc thành phố Nam Định. Ngày xưa, đây là nơi trên bến dưới thuyền, người từ các nơi đổ về buôn bán. Quanh năm, bà Tú làm ăn ở đó để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình gổm hai vợ chồng và nám đứa con thơ.

“Quanh năm buôn bán” có nghĩa là không nghi ngơi ngày nào. Hơn nữa, chữ mom sồng càng tô đậm thêm cái thế chênh vênh, không vững vàng của công việc làm ăn. Mom sông ba bề là nước, có thể đổ ùm xuống sông lúc nào không biết. Ở cái mỏm đất chênh vênh ấy, hình ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn. Một mình bà phải xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả tội nghiệp biết bao! Trên đây là thời gian, không gian và cả tính chất công việc làm ăn buôn bán của bà Tú.

Để nuôi chổng, nuôi con, bà Tú đã chấp nhận sự lam lũ, không quản ngại vất vả, gian lao. Ngày xưa, xã hội phong kiến dành cho phụ nữ bổn phận là thờ chổng, nuôi con. Với bà Tú, chắc chắn là có chuyện thờ chổng. Thờ chồng bao hàm cả nghĩa vụ nuôi chồng. Đó là sự bất công của xã hội, nhưng xét về mặt đức độ thì sức đảm đang tháo vát của những người vợ như bà Tú thật đáng nể phục.

Cái không bình thường trong bài thơ là cách đếm số người, Giá như tính gộp lại là sáu miệng ăn và một mình bà Tú mà phải cáng đáng đến chừng ấy cũng đã là nhiều. Trên đời, phần lớn phụ nữ cũng gặp cảnh như thế. Đằng này, tác giả đếm rõ ràng là: năm con với một chồng. Đặc biệt là tách riêng ông chồng ra và đếm là một Xuân Diệu có nhận xét rất hay khi đọc câu thơ này: “Hoá ra ông chồng cũng phải nuôi, tựa hồ như lũ con bé bỏng nên mới đếm ngang hàng với chúng nó: một miệng ăn, hai miệng ăn…”.

Mà bà Tú nuôi chồng đâu có đơn giản như nuôi con. Cơm ăn đã đành, đôi khi phải có tí rượu tí trà cho ông ngâm nga câu thơ câu phú. Áo mặc đã đành, còn phải có bộ cánh tử tế cho ông đi đây đi đó, chứ ai lại để cho ông quanh năm Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông và Một đoàn rách rưới con như bố. Lại phải cho ông xỏng xảnh ít tiền trong túi để gặp bạn, gặp bè. Ấy thế mà bà nuôi đủ, tức là đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Như vậy là bà Tú không chỉ nuôi ống Tú mà còn cung phụng, còn thờ. Nhưng kể ra được những điều ấy chứng tỏ là ông chồng thấu hiểu và biết đánh giá một cách xứng đáng công lao của bà vợ. Như vậy là thương vợ.

Đến câu thứ ba, hình ảnh bà Tú một mình thui thủi làm ăn càng hiện lên cụ thể và rõ nét hơn:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Tú Xương dùng một hình tượng quen thuộc trong văn chương dân gian nới về người phụ nữ lao động ngày xưa: Con cò lặn lội bờ sông… nhưng ông không so sánh mà đồng nhất thân phận bà Tú với thân cò. Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối của bà Tú mà phải chịu dãi nắng dầm sương thì đã là gian nan, tội nghiệp, vậy mà bà còn phải lặn lội sớm trưa. Nghĩa đen của từ này cũng gợi ra đầy đủ cái vất vả, khó nhọc trong nghĩa bóng. Tấm thân cò ấy lại lặn lội trên quãng vắng đường xa. Nói quãng vắng là tự nhiên nổi lên Cái lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường. Eo sèo chi sự nói đi nói lại, có ý bất bình. Đò đông có thể hiểu hai cách: một là đò ngang đã chở đầy người, hai là đò từ các nơi tập hợp lại rất đông. Hiểu cách nào cũng đúng với ý định đặc tả hôi khó nhọc, gian nan trong cảnh kiếm ăn của bà Tú.

Bên cạnh nỗi khổ vật chất còn có nỗi khổ tinh thần. Vì chồng con mà phải lặn lội đường xa quãng vắng, nhưng liệu chồng con có biết cho chăng? Và bà Tú cứ âm thầm lo toan như vậy cho đến hết đời, hết kiếp… số phận bà là vậy.

Câu thơ miêu tả mà đầy chất trữ tình, nghe thật xót xa, tội nghiệp! ông Tú tỏ ra thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ và thương vợ đến vậy là sâu sắc. Ông Tú hiểu thấu công việc làm ăn của bà Tú. Khi quãng vắng, buổi đò đông, bà đều vất vả khó nhọc, không kể gian nan, không quản thân mình, một lòng vì chồng, vì con. Bà Tú mà nghe được những lời như thế của ông chắc cững thấy gánh nặng trên vai mình nhẹ bớt và trong thâm tâm bà cũng được an ủi ít nhiều.

Nhưng không phải chĩ có thế, Giọng điệu trữ tình kín đáo lồng trong hai câu tường thuật miêu tả (câu 3,4) chứng tỏ tim ông Tú không phải dửng dưng. Thương vợ nhưng cũng là tự trách mình. Không phải chỉ tự coi mình là một miệng ăn để vợ phải nuôi mà còn hổ thẹn, thấy mình có cái gì đó như nhẫn tâm. Ông chồng trụ cột gia đình là mình ở đâu rồi mà để vợ phải nhọc nhằn, gian nan đến vậy? Tự trách mình như thế cũng là thương vợ thêm sâu.

Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Tú Xương lại vận dụng thêm một thành ngữ, một câu ca dân gian khác: Vợ chồng là duyên là nợ, Một duyên hai nợ ba tình… Vợ chồng gặp nhau là do ông Tơ bà Nguyệt sắp đặt từ kiếp trước. Có duyên thì tốt đẹp, hạnh phúc, là nợ thì đau khổ một đời.

Có lẽ ở đây, ông Tú mượn tâm tư bà Tú mà suy ngẫm hay đúng ra, ông hoá thân vào bà để cảm thông sâu sắc hơn: lấy chồng như thế này thì cũng là duyên hoặc nợ thôi, số phận đã thế thì cũng đành thế. Chọ nên có khổ cực bao nhiêu, năm nắng mười mưa cũng phải chịu, phải lo, nào dám quản công. Chẳng còn là chuyện thân nữa, dù là thân cò, mà đã là chuyện phận rồi, chuyện số phận.

Lấy vợ lấy chồng, người ta bảo là duyên là nợ, nghĩ cũng đúng thật! Số phận đã như thế thì cũng đành thôi, chứ biết làm thế nào?! Cái số kiếp người phụ nữ như tấm lụa đào, như hạt mưa sa, như con thuyền lênh đênh mười hai bến nước, như cơm nguội đỡ khi đói lòng… Trách làm sao được! Vậy thì còn dám kể gì gian lao, dám quản gì mưa nắng!

Lại thêm nghĩa của mấy nhóm từ âu đành, dám quản. Âu đành là một sự bất đắc dĩ, xếp lại, nén xuống những gì bất bình, tủi nhục.. Dám quản tức là không dám kể gì đến công lao, là thái độ chấp nhận gánh chịu mọi sự nhọc nhằn. Thêm âm thanh nặng nề của từ phận ở cuối câu khép lại cáng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong.

Vậy là chi bốn câu thơ mà chân dung bà Tú hiện lên hoàri Chĩnh: từ vất vả bon chen, lăn lộn ở ngoài đời, đến năm liệu bảy lo trong gia đình, từ con người của công việc làm ăn, đảm đang tháo vát, chịu thương chịu khó, đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha. Hình ảnh bà Tú tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người vợ, người mẹ Việt Nam.

Thương vợ mà nói ra là mình thương thì cung đã quý ở đây, ông Tú đã nhập thân vào bà Tú để thấu hiểu nỗi niềm và thể hiện tình cảm của mình bằng những lời thơ chân thành, thấm thía. Như vậy mà không phải là thương vợ sâu sắc hay sao?

Đó là thương vợ, còn tự trách mình ? Ngày ngày ngồi không, làm một miệng ăn cho vợ nuôi, điềm nhiên hưởng thụ trong khi vợ phải ngược xuôi tần tảo, nghe cũng đã có cái gì đó bất nhẫn. Nay vợ thầm oán trách, tủi hờn mà quy số phận bất hạnh ấy là do một duyên hai nợ, thử hỏi ông chồng làm sao mà không nhận thấy lỗi của mình? Tự trách đến như vậy là ngoài tình thương vợ đã có thêm ý thức trách nhiệm.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chổng hờ hững cũng như không.

Câu kết là một tiếng chửi đổng cái thỏi đời ăn ở bạc. Không phải lần này ông Tú mới chửi như thế. Trong bài Gặp người ăn xin, ông cũng đã từng chửi – chửi mình mà thực ra là chửi đời: Người đói, ta đây cũng chẳng no, Cha thằng nào có, tiếc không cho. Chi khác ở chỗ là lần này, lời chửi tuy có ném thẳng vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình. Để tự trách mình thì ông phải chửi. Mà ông phải đặt câu chửi ấy vào miệng bà .Tú thì mới đích đáng! Nhứng bà Tú vốn con gái nhà dòng, chẳng đời nào lại chanh chua, thô tục dám chửi chồng. Nhưng đối với ông Tú thì tự trách đến mức phải bật ra tiếng chửi như thế là giận mình thật sự. Bài thơ ông viết ra cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự trách mình ià đồ tầm thường, vô tích sự.

Bà Tú vất vả đến thế, ông Tú tự trách mình đến thế thì đương nhiên là phải bực bội đến bật ra tiếng chửi. Nhận lỗi chưa đủ, nguyền rủa mình bằng câu chửi đổng mới xứng với tội lỗi ông Tú lại chẳng dè dặt gì với chữ nghĩa mà dùng luôn cách chửi dân gian: Cha mẹ thói đời: Bà Tú không hề coi chồng là ăn ở bạc, nhưng ông Tú thi gọi đích đanh tội lỗi của mình ra như vậy, vợ chồng với nhau mà như thế thì còn gì mà không ông Tú lại không nói trực tiếp là mình ăn ở bạc mà khái quát nó lên thành thói đời. Thói đời đen bạc tượng trưng cho bản chất của xã hội kim tiền dưới thời thực dân phong kiến, ở thành thị điều đó càng tệ hại hơn. Hoá ra đệ tử của thánh hiền là ông tú mà cũng bị nhiễm cái thói dời xấu xa ấy. Như vậy ỉà từ hổ thẹn, ông Tú đã đi tới chỗ xót xa, tự trách.

Câu kết là sự phán xét vô cùng đau đớn nhưng cũng rất công minh, ông Tú xỉ vả mình là ăn ở bạc, nhưng xét ra cái bạc ấy cũng chỉ mới ở mức hờ hững. Hờ hững trước việc nhà, trước mọi lo toan, vất vả, trước thái độ cam phận của vợ. Đã là vợ chồng, trăm sự cùng lo mới phải. Bà Tú không bắt buộc ông vất vả như bà mà chỉ mong ông đừng hờ hững, ông hãy quan tâm lo cho gia đình chút ít, trước hết là ông hiểu cho bà, như thế cũng đủ cho bà ấm lòng và có niềm vui.

Cả bài thơ cô đúc lại ở ý này: ở câu đề, ông chồng có mặt với tư cách là một miệng ăn phải nuôi, ở câu thực, câu luận, ông chồng vắng bóng. Bài thờ chấm dứt bằng sự day dứt, ân hận trong câu kết: Có chồng hờ hững cũng như không, càng làm tăng thêm nỗi thương vợ của nhà thơ. Đó là cách nói của Tú Xương, đã nói gì là nói ráo riết đến tận cùng. Tuy nhiên, có điều này ông đã nói oan cho mình: đó là hai chữ hờ hững. Vì giận mình mà ông nói thế thôi, chứ thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Bởi nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thương vợ thấm thía và cảm động đến như vậy.

Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. Về hình ảnh, nhà thơ đã mượn từ trong ca dao hết sức quen thuộc, gần gũi. Con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào một thân phận cụ thể (như trong bài thơ Thương vợ là nói về bà Tú chẳng hạn) nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Như đã phân tích, con cò trong ca dao tội nghiệp trong cái rợn ngợp của không gian còn con cò trong thơ của Tú Xương thì bị bao vây bởi cả không gian lẫn thời gian rợn ngợp, heo hút. Hơn thế nữa, so với từ “con cò” trong ca dao thì từ “thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình thương yêu của Tú Xương cũng sâu sắc và thấm thìa hơn.

Về ngôn ngữ, đáng chú ý nhất là vận dụng rất sáng tạo thành ngữ “năm nắng mười mưa”. Cụm từ “nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm,mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó là vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.


Tham khảo:

Tấm lòng thương vợ của Trần Tế Xương qua bài thơ “Thương vợ”.

Trần Tế Xương là một nhà thơ Nam Định, sinh ra trong khoảng thời gian đầy biến động khi triều nhà Nguyễn bị mục ruỗng trầm trọng, đất nước bị khóa trong vòng lệ thuộc và nhân dân khổ cực bao điều, Trần Tế Xương đầy thẳng thắn dám đánh thẳng vào cái khía cạnh tối của xã hội đương thời qua những tác phẩm thơ theo dòng trào phúng mà trữ tình đã trở thành bất hủ, với giọng cười khinh bạc mỉa mai chua chát lẫn vào đấy là nỗi đau xót qua từng giọt nước mắt. Bài thơ “Thương vợ” với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là điển hình cho các sàng tác trữ tình giàu tình cảm của ông dược viết nên từ tất cả những xót xa thương yêu mà ông dành cho người vợ.

Cuộc đời nhà thơ đối mặt bao lần thất bại trên đường công danh, phải ở nhà và nhìn người vợ thương yêu ngày ngày tần tảo làm lụng nuôi chồng con, tuy đau và tủi hổ lắm chứ nhưng đành bất lực và nhà thơ bây giờ chỉ biết gửi gắm tâm sự qua những vần thơ hiện hữu hình ảnh người vợ trong đấy.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bằng những lần quan sát, nhà thơ thấy dược nhiều khó nhọc mà bà Tú phải chịu đựng. Mang danh phận là bà Tú nhưng mỗi ngày lại phải buôn bán ở không gian chật hẹp “mom sông” quanh năm suốt tháng, nỗi cơ cực oằn trên vai người vợ. Hình ảnh người phụ nữ tần tảo đi buôn đi bán cũng vì chồng vì con, tấm lòng hi sinh ấy cao cả và đáng quý biết bao cũng vì tình yêu gia đình rất đỗi thiêng liêng hiện hữu trong tim bà Tú. Tuy mệt nhọc và gian truân là thế nhưng trách nhiệm vẫn làm tròn là khi “nuôi đủ” năm đứa con và chồng.

Gánh nặng ấy quả là quá lớn. Hiểu và khâm phụ tấm lòng bà Tú, ông Tú tự nhìn mình mà mỉa mai khi đặt chồng ngang hàng như đứa con thứ 6 của bà Tú, một sự khinh thường chính bản thân vì suốt ngày là kẻ dựa dẫm. Xấu hổ và ray rứt là những trạng thái xuất hiện làm ông Tú rối bời khi không thể đỡ đần những lo toan vất vả cực nhọc ấy cho vợ. Thế nên không biết tự lúc nào bà Tú hóa thành thân cò trong thơ ông Tú, là một hình ảnh dân an gian khá quen thuộc để tăng thêm nỗi vất vả đeo bám dai dẳng.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ gợi nỗi đau thân phận mà thân cò phải chịu theo thời gian cũng giống như bà Tú đang nếm trải vị đắng của nỗi khó nhọc, chôn danh phận nơi “quãng vắng” có lúc nỗi cô đơn hẩm hiu bủa vây đến tủi lòng. “Lặn lội” từ láy sử dụng gói gọn trong đấy là những gì gian truân nhất, khó nhọc nhất khiến bà Tú phải gồng mình bươn chải qua ngày tháng. “quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà Tú theo dòng thời gian nhanh thoăn thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như:

“Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Còn bà Tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gia đình nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, không một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dường như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà Tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngược bon chen tìm những gì có thể nuôi sống gia đình trong đó có người chồng bất tài. Câu thơ này nhà thơ khéo léo mượn hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi. .Những hình ảnh đó của bà Tú làm dấy lên trong lòng nỗi niềm xót thương vô hạn, bên cạnh đó là lòng biết ơn tri ân đến bà Tú. Tiếp theo những câu thơ giàu hình ảnh đó nhà thơ theo dòng suy nghĩ.

“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng m
ười mưa dám quản công”

Thành ngữ “một duyên hai nợ” được dùng để nhà thơ ví von cho cuộc hôn nhân của ông và bà Tú. Được lấy nhau đó là điều hạnh phúc nhưng duyên chỉ một mà nợ đến hai, khi lấy ông Tú thì bà Tú phải chịu nhiều khó nhọc, hạnh phúc đến từ chồng thì quá ít. Dẫu thế nhưng “đành phận” vì đó là bổn phận là trách nhiệm, cái đẹp ở tấm lòng bà Tú còn là biết chịu thương chịu khó nhẫn nhịn và chịu đựng.

Thành ngữ “năm nắng mười mưa” thì lại đan xen vào sự chịu khó và vất vả, làm việc quanh năm chịu nhiều nắng mưa dãi dầu, có những lúc muốn khô héo theo cái nắng gắt trưa hè, có lúc buốt giá quá đỗi dưới cơn mưa đầu mùa không dứt nhưng có khi nào bà Tú nản lòng và than vãn.Bởi những khó khăn thử thách không đủ để làm mờ đi tình thương yêu gia đình chồng con trong bà Tú. Mệt nhọc đủ điều vậy mà người chồng đáng lẽ là nơi nương tựa lại trở thành cái bóng âm thầm dõi theo những khó khăn của vợ mà thôi, ông Tú như vô tình gửi nhờ gánh nặng lên vai người vợ còn mình thì suốt ngày hưởng lạc và mãi vui chơi.

“Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị hồng lâu biết mùi”

Trước mắt người đọc cũng phản ánh được một sự bất công trong gia đình giữa chế độ xã hội phong kiến ấy. Hình ảnh bà Tú là ví dụ cho hầu hết những người mẹ người vợ đảm đang cần mẫn làm việc, vắt kiệt sức mình ra mà gồng gánh trách nhiệm. Đôi vai bé nhỏ của họ hàng ngày phải chống chọi nắng sương, gian lao mà chồng thì như ông chủ chỉ chờ được chăm lo tươm tất rồi bước ra đường vui chơi.

Mấy ai thấy và hiểu được những gì mà người vợ đang cố hết sức xây dựng lấy. Họ luôn mong mỏi gia đình sẽ là nơi nương tựa và họ yêu thương gia đình hết mực chính vì lí do giản đơn đó mà qua bao dãi dầu họ vẫn ko rũ bỏ trách nhiệm. Ông Tú tuy là một trong số những người chồng như thế. Nhưng ở đây tư tưởng tiến bộ hơn, ông thấy được và biết được thế nào là khó khăn mệt nhọc, và thấy được những tấm lòng hy sinh cao cả của người vợ và đưa thẳng những gì tai nghe mắt thấy vào thơ của mình với thái độ hết sức trân trọng. Thấy thế và nhìn lại những gì mình làm được, bất giác ông Tú tự trách mình.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”

Buông lời chửi chính mình sao quá bất tài và nhu nhược chẳng khác gì một kẻ yếu đuối là gánh nặng trên vai người vợ, Tú Xương chửi chính mình vô dụng tiếp đó là chửi thẳng vào cuộc đời mang đến cho bà Tú nhiều nổi đắng cay quá, chua xót quá. Mắt nhìn thấy những gì oằn trên vai vợ nhưng không làm được gì để gánh hộ, nỗi hối hận và nhục nhã chan chứa trong hai câu thơ. Không chỉ thế thái độ phản ứng mạnh lẽ đó của Tú Xương cũng chĩa vào cái Xã hội phong kiến đang đè nén hạnh phúc, bóc lột sức lao động, trói chặt những người phụ nữ trong những quy định lễ giáo khắt khe lỗi thời.

Lời trách rất đỗi chân thành xuất phát từ trái tim để rồi đi đến chế giễu cái vô tích sự của mình làm giọng thơ như trào phúng, cười đó rồi khóc đó. Độc đáo trong bài thơ này đó chình là hình tượng người phụ nữ hóa thân thành thân cò gợi nhiều nỗi thương cảm. Bài thơ thành công trong việc xây dựng được hình tượng mới mẻ bất ngờ, đưa người phụ nữ vào thơ ca là nét tiến bộ trong tư tưởng của Tú Xương. Cách sử dụng tiếng việc tự nhiên, giàu sức biểu cảm vận dụng được những cách nói dân gian.

Giọng thơ trong bài thơ “Thương vợ” dâng trào một niềm cảm thương sâu sắc tha thiết đối với vợ. Hình ảnh bà Tú chiếm trọn tình cảm của bao người đọc thơ Tú Xương. Với tất cả niềm thương yêu trân trọng ông khéo léo đưa người vợ vào thơ của mình âu đó cũng là niềm vui bù đắp cho bao tháng ngày vất vả. Tâm sự với những đắn đo trăn trở cho thận phận nhiều long đong trong thi cử dàn trải các câu thơ, qua đó nét hay nét đẹp được cảm nhận thấm dần vào suy nghĩ người đọc.


Tham khảo:

Cảm nhận vẻ đẹp nhân cách Tú Xương trong bài “Thương vợ”.

  • Mở bài:

Nguyễn Khuyến khi viết về Tú Xương đã dùng những vần thơ đầy cảm xúc:

“Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”.

Đó là sự còn lại của một tài năng nghệ thuật, một tâm hồn, một nhân cách lớn trong nền văn học trung đại nói riêng cũng như văn học Việt Nam nói chung.

  • Thân bài:

Tú Xương sống trong thời kỳ mà bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là một bức tranh xám xịt, nham nhở. Đời sống thành thị bị tha hoá trong thứ xã hội nửa tây, nửa ta nhốn nháo, hỗn tạp. Ở những vùng kẻ chợ như Hà Nội, Nam Định (quê Tú Xương) thì phơi bày cảnh đồi bại, lố lăng. Tú Xương là con người đầy đủ bản lĩnh và lương tri của một tri thức Việt Nam phong kiến chân chính. Ông nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra nhưng không thể làm gì để thay đổi nên đành bất lực.

Với tài thơ văn xuất chúng, có cái tâm của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu nước, thương xót giống nòi của mình; có cái trí của một kẻ sĩ, của một người đủ tinh tế để nhận biết tất cả những gì đang diễn ra, để biết mình có thể chấp nhận, phủ nhận gì. Thơ văn ông thể hiện nỗi lòng đau đáu về một xã hội cũ đang tan rã và một xã hội mới đang hình thành “với những vai tuồng mới, lố bịch, bất tài, vô hạnh và vong quốc” (Đỗ Đức Hiểu). Có thể nói tâm sự của Tú Xương chính là tâm sự chung của những người bị xã hội đen bạc gạt ra ngoài cuộc sống mà bản thân họ cũng không thể chấp nhận. Càng chứng kiến xã hội bất công, càng hiểu về nỗi niềm của ông, ta càng thêm cảm phục cho một tâm hồn, một nhân cách.

Người đọc biết đến Tú Xương ở hai mảng thơ trào phúng và trữ tình và hai mảng thơ này đã góp phần hoàn thiện nên bức chân dung tinh thần của ông. Thơ trào phúng là tiếng nói của một con người biết hết lề thói của cõi đời đen bạc, hiểu nên đứng trên nó một cách ngông nghênh, ngạo nghễ. Thơ trữ tình lại là những phút giây ông sống trong nỗi niềm băn khoăn, day dứt của một nhà thơ yêu nước trước vận mệnh của quê hương, đất nước, trước sự tha hoá, biến chất của con người trong xã hội Tây tàu lẫn lộn, cũng như những nỗi niềm của yêu thương dành cho người dân, đành cho những người thân yêu của ông, đặc biệt là bà Tú.

Trong các tác phẩm của mình Tú Xương đã không ngần ngại vạch trần bộ mặt của xã hội thời ông khi mà quan lại thực chất chỉ là những tên tay sai hèn hạ, chỉ biết tham nhũng và hối lộ. “Quan thấy tiền như kiến thấy mỡ”. “Tiền vào nhà quan như than vào lò”. Lại là những kẻ dốt nát chỉ biết ăn chơi, cờ bạc. Ông đã không dừng lại ở những nét cá tính bên ngoài mà dường như qua đó còn muốn khái quát lên thành nét chung của cả thời đại. Bên cạnh quan lại, một tầng lớp cũng đặc biệt được ông chú ý chĩa ngòi bút chính là những “ông cử”, “ông tú”, những kẻ tri thức “biết” vứt bỏ nhân cách của mình để chạy theo thời thế nhưng rút cuộc cũng chỉ là một lũ tay sai nhố nhăng, vô tích sự và mất hết liêm xỉ. Thế nên mới có cái cuộc “Xướng danh khoa thi Ất Dậu” nhục nhã nhường này:

“Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ phen này có sướng không
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng’’.

Cái đầu rồng của ông cử có vinh quang, có đẹp đẽ đến đâu thì cũng chỉ được đối với “cái đít vịt” của bà đầm, thậm chí còn được đổi ở trong một tư thế ngưỡng vọng từ dưới lên. Danh giá, lòng tự trọng, nhân phẩm của những kẻ chạy theo thời thế ấy thì cũng chỉ được đến thế mà thôi. Kéo theo sau đó còn là một thế hệ những kẻ công chức sản phẩm đồng thời là tay sai của chế độ thuộc địa, sống không lý tưởng, vô tích sự, “sang vác ô đi tối vác về”. Phụ nữ thì sống lẳng lơ, buông thả:

“Em giận thân em chẳng có chồn
Ngày năm bảy mối tối nằm không’’

Bọn phụ nữ trung lưu, những bà đầm, bà me ra vẻ ta đây đài các thì lại là những kẻ đĩ thoã, tà dâm. Ông thẳng tay châm biếm:

“Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa
Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày”…

Có thể nói, trong cái nhìn của Tú Xương, trong xã hội ấy nhân cách con người trở nên méo mó một cách thảm hại. Nó khiến cho lối sống của con người cũng bị tha hoá theo, thuần phong mĩ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có của người Việt Nam bị phá vỡ mà điển hình nhất chính là ở nơi mảnh đất Vị Hoàng quê hương tác giả: “Nhà kia lỗi phép con khinh bố / Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” để rồi ông phải thốt lên đau đớn: “Có đất nào như đất ấy không?”. Còn lại một cái gật mình thảng thót:

“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình cứ ngỡ tiếng ai gọi đò”

Miêu tả hiện thực bằng một giọng trào phúng sâu cay, Tú Xương đã mang đến cho các tác phẩm của mình “Tiếng cười thuần tuý Việt Nam, khi thì nhẹ nhàng dí dỏm, khi thì mỉa mai chua chát, cay độc, đã văng vào mặt ai thì để lại dấu vết gột không phai, mài không nhẵn, với những tiếng cười gằn, cười ra nước mắt, có khi là những tiếng khóc, khóc ra tiếng cười” (Tú Mỡ). Cũng giống như những nhà viết hài kịch xưa nay, Tú Xương cũng đã dùng tiếng cười của mình những mong tống tiễn những cái kệch cỡm trong xã hội đương thời nhưng ông đành bất lực. Đằng sau tiếng cười, tiếng chửi đời, chửi người một cách gay gắt, chua ngoa ấy, người ta nhận ra một nhân cách lớn, người có lòng yêu nước mà không thể cam chịu, nén lòng trước cảnh đất nước quê hương mình đang đứng trên bờ vực của sự tha hoá, suy thoái. Đó là thái độ trào phúng của một tầng lớp tri thức cữ tuyệt vọng, bất mãn với hiện thực nhưng đành bất lực. Đằng sau tiếng cười ấy, người ta cảm nhận được những giọt nước mắt đau đớn, xót xa.

Bên cạnh thơ trào phúng, các sáng tác thơ trữ tình của Tú Xương thể hiện một góc khác trong con người ông: một Tú Xương tuy vẫn không mất đi vẻ sắc nhọn nhưng cũng đầy suy tư, trầm tĩnh. Trong các tác phẩm này, chất trào phúng đã như một đặc trưng của Tú Xương vẫn xuất hiện nhưng cái khiến cho người ta quan tâm nhiều hơn cả vẫn là những nỗi niềm tâm sự của ông, tình cảm yêu thương mà ông dành cho những người xung quanh mình, đặc biệt là bà Tú vợ ông. Hãy nghe những lời trong bài thơ mà ông viết cho bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ trăm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững củng như không”.

Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện ra ở phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Ở bài “Thương vợ” ông Tú tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng hình ảnh ông hiển hiện trong từng câu chữ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng không chỉ thương vợ mà còn tri ân vợ. Ông nhận thấy và cảm kích cho những vất vả của cuộc đời bà Tú, cho đức hi sinh cao cả:

“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”.

để sao cho “Nuôi đủ năm con với một chồng” bởi nói như Xuân Diệu: “Thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại” mà bà Tú phải nặng vai gánh vác. Con người ấy đã thể hiện nhân cách của mình qua lời tự trách, ông không dựa vào duyên số mà trút bỏ trách nhiệm. Ông tự coi mình là một cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Mà nợ thì gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều, ông tự chửi mình nhưng cũng là chửi thói đời đen bạc:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.

Trong cái xã hội vốn trọng nam khinh nữ, một tấm lòng tri ầm, tri kỷ, tri ân với vợ như Tú Xương đã là đáng quý, nhưng ông vẫn cảm thấy mình đáng bị chửi, đáng bị tự lên án bởi mình đã thật vô nghĩa, ông tự nhận mình chỉ là một thứ “quan ăn lương vợ” biết mà chẳng giúp đỡ được vợ gì cho bà đỡ cơ cực. Ấy thế nên có chồng rồi cũng chỉ hờ hững như không. Một nhà nho như Tú Xương, dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám lên tiếng chửi mình, chửi đời mà cũng là nói hộ cho những nỗi niềm của vợ, một con người như thế là một nhân cách đẹp.

Nghe lời chửi thay cho bà Tú của ông, ta lại nhớ đến những vất vả lận đận trong cuộc đời Tú Xương. Số phận của bản thân ông phản ánh số phận của dân tộc ông thời ấy. Đó là bi kịch của một con người “tiến thoái lường nan”, ông không thể cam tâm “vứt bút lông đi giắt bút chì” để trở thành “Chẳng kí, không thông cũng cậu bồi” như những kẻ vô liêm sỉ khác. Ông cũng không phải hạng hủ nho vùi đầu vào kinh sử, quanh năm “đẽo gọt con sâu”. Chính vì vậy mà ông đến nỗi “tám khoa chưa khỏi phạm trường qui”. Nói gì thì nói, đối với một người theo nghề khoa cử, đó cũng vẫn là một nỗi buồn không thể nào khoả lấp được. Tú Xương đã không có được sự dứt khoát như Nguyễn Khuyến (“Đèn sách ích gì cho buổi ấy”), ông tự dằn vặt mình:

“Đau quá đòn thù, rát hơn lửa bỏng
Tủi bút, tủi nghiên, hổ lều, hổ chõng”

Nghĩ đến câu: “Nam nhi đắc chí” thêm nỗi thẹn thùng Ngâm đến chữ: “Quản thổ trùng lai”, nói ra ngập ngọng”. Bi kịch chính là ở chỗ, con người trí thức nho sĩ trong ông lên tiếng đòi phải khẳng định mình với đời nhưng trong thời buổi nhố nhăng đó, làm điều ấy cũng đồng nghĩa với việc biến mình thành những kẻ tay sai của thực dân đế quốc, điều mà cặp mắt đã và đang chứng kiến biết bao những nhiễu nhương kia của ông không bao giờ cho phép. Tú Xương đã không tìm được hướng đi dứt khoát cho mình. Tuy vậy, bi kịch ấy cũng làm nên một nhân cách Tú Xương đáng trân trọng.

  • Kết bài:

Nguyễn Tuân đã dùng những lời sau để bình về bức tượng tạc hình Tú Xương: “Một ngôi tượng dong dỏng, một dáng người áo chùng khăn chít thơ thẩn bên dòng nước mà chờ một chuyến đò thời đại. Dưới chân tượng, trước bệ tượng, phẳng tắp một con sông thời gian”. Đó cũng sẽ là những hình ảnh còn đọng lại mãi trong lòng người về Tú Xương.


Tham khảo:

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ “Thương vợ”.

“Thương vợ” là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

– Về hình ảnh:

+ Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay:

Con cò mày đi ăn đêm
Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ “con cò” trong ca dao thì từ “thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.

– Về từ ngữ:

+ Thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách rất sáng tạo.

+ Cụm từ “nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với “nắng, mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

+ Bên cạnh đó chủ đề “duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang