Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ

phuong-phap-doc-hieu-van-ban-tho

Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ

I. Đọc hình thức bên ngoài của thơ

1. Chú ý âm, vần, thanh, sự trùng điệp âm hưởng.

Ví dụ:

“Yêu nhau, tam tứ núi cũng trèo
Thập bát sông cũng lội
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua”

– Cách ngắt nhịp, thể LBBT, điệp âm, vần, thanh, âm hưởng trúc trắc… tác giả dân gian đã cụ thể hóa những khó khăn, trắc trở mà đôi trai gái phải vượt qua khi đi theo tiếng gọi của tình yêu.

2. Câu thơ, thể thơ

– Chú ý những câu thơ mang tư tưởng tác giả, câu thơ nhấn mạnh, có nội dung quan trọng.

– Thể thơ: mỗi thể thơ có một cách gieo vần, ngắt nhịp riêng. Cần nắm được quy luật của nó mới có thể đọc hay được.

+ Thể thơ truyền thống:

  • Lục bát
  • Lục bát biến thể
  • Song thất lục bát
  • Thất ngôn

+ Thơ hiện đại:

  • Thơ 8 chữ
  • Thơ tự do
  • Thơ 7 chữ
  •  Thơ văn xuôi

II. Đọc hình thức bên trong của thơ

1. Đọc và cảm nhận được hình tượng ngôn ngữ trong tác phẩm.

– Bao gồm biểu tượng, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu, tu từ, ẩn dụ, mỉa mai…

Ví dụ:

“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây”

2. Đọc và phát hiện ý ngoài lời thơ, sự nhảy vọt, tỉnh lược của ý thơ, dùng trí tưởng tượng để khôi phục hoàn chỉnh về đời sống cảm xúc trong bài thơ.

Ví dụ:

“Ra thế!
Lượm ơi!”

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu”

Có sự đột biến, nhảy vọt trong cảm xúc – thái độ mỉa mai, giễu cợt, đả kích sâu cay.

3. Thấy được giọng điệu, ý vị của thơ: vui, buồn, trang trọng, mỉa mai, thương tiếc…

4. Tìm hiểu ngữ cảnh, chủ thể trữ tình của thơ. Cần nắm sự thay đổi trạng thái tâm hồn nhà thơ, trạng thái đó đã sản sinh ra các hình tượng thơ.

III. Luyện tập

1. Bài Tự tình (Hồ Xuân Hương):

a. Hai câu luận:

– Thiên nhiên cũng mang nỗi niềm phẫn uất, phản kháng của con người.

+ Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất xé trời cho thỏa uất ức, tức giận.

– Các thủ pháp nghệ thuật:

+ Biện pháp đảo ngữ: sự phẫn uất của đất đá, cỏ cây cũng là sự phẫn uất của tâm trạng

+ Các động từ mạnh đâm, xiên với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

+ Phép đối: Mặt đất / chân mây à khẳng định thái độ vạch đất xé trời cho thỏa nỗi uất ức.

⇒Tâm trạng phẫn uất, phản kháng của con người có ý thức vươn lên, tự tin, không cam chịu.

b. Hai câu kết:

– Ngán: chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo

– Xuân: mùa xuân và tuổi thanh xuân

→mùa xuân của đất trời qua đi rồi sẽ quay trở lại, còn tuổi thanh xuân của con người thì không.

– Hai từ lại mang hai nghĩa khác nhau:

+ lại (1): thêm lần nữa

+ lại (2): trở lại

→Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân . Thi sĩ cảm nhận sự trôi chảy của thời gian, đời người với bao nỗi xót xa, tiếc nuối

– Nghệ thuật tăng tiến Mảnh tình – san sẻ – tí – con con à nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn

+ Mảnh tình vốn nhỏ bé lại bị san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con → Thật xót xa, tội nghiệp

+ Âm điệu câu thơ Mảnh tình – san sẻ – tí – con con à như tiếng thở dài ngao ngán, buông xuôi.

→ Cảnh ngộ, tâm trạng và là bi kịch của nữ sĩ: càng khao khát hạnh phúc, càng mơ ước lớn thì càng mỏng mảnh.

⇒ Bài thơ khép lại bằng tâm trạng ngán ngẫm, buông xuôi.

2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

a. Hình tượng bãi cát:

* Hình ảnh tả thực:

“Bãi cát dài lại bãi cát dài”

→ Đặc điểm: dài, nối tiếp nhau như vô tận.

– “Đi một bước lùi một bước”

→ Con đường khó đi, vượt qua phải gian nan, mệt mỏi, dễ nản chí

+ Đi trên bãi cát bị lún có c giác như bị lùi lại

+ So với đường đất, đi khó và mệt mỏi hơn

* Hình ảnh tượng trưng

Hình tượng “bãi cát”“đường đi” chỉ:

+ Cuộc đời: nhà thơ nói riêng, cuộc sống rộng lớn nói chung

→ khó khăn, gian khổ.

+ Đường đời: không bằng phẳng, lắm chông gai – con đường công danh.

– “Phía Bắc …    Phía Nam …

+ Vừa là khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc

+ Vừa là biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt

→ Hình tượng bãi cát dài là biểu tượng của “đường đời” không bằng phẳng, đầy gian khổ, chông gai và “cuộc đời” mệt mỏi, chán nản, bế tắc.

b. Hình tượng “khách” – người đi trên bãi cát

* Tâm trạng của khách:

– “Bãi cát dài lại bãi cát dài”

+ Câu thơ: nhịp chậm rãi

+ Từ lại: như nối tiếp, dài ra

→ Câu thơ như tiếng thở dài ngao ngán, chán nản, mệt mỏi

“Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dùng được”

+ Đường đi dài, lại khó khăn

+ Giờ nghỉ ngơi mà phải tất tả

→ Đó là lí do ngao ngán, chán nản, mệt mỏi

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận khôn vơi”

+ Giọng thơ như lời trách móc

+ Khách trách mình: tự hành hạ thân xác để theo đuổi công danh. Đó cũng là thái độ không đồng tình

→ Đằng sau lời trách gợi lên hình ảnh trang nam nhi mệt mỏi, chán ngán việc đeo đuổi lí tưởng, hoài bão công danh sự nghiệp.

“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời”
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người”

+ Suy ngẫm của khách: kẻ ham danh lợi:

  • Ngược xuôi, bôn tẩu, nhọc nhằn.
  • Giống như người đời thấy hơi rượu thì đổ xô đến bởi danh lợi cũng là thứ rượu làm say lòng người

→ Khách chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.

* Tầm tư tưởng của khách:

– Tâm trạng: chán nản trước sự suy sụp của học thuật, khoa cử thời Nguyễn.

– Thái độ: phê phán, bất hợp tác

 “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

+ Câu hỏi tu từ: như một lời thúc giục.

  • không thể đi trên bãi cát như vậy nữa
  • mà phải chọn con đường khác, lối đi khác

→ Thể hiện niềm khát khao thay đổi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc.

+ Hình tượng bãi cát là một sáng tạo riêng, mới mẻ, độc đáo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.