chung-minh-doan-trich-kieu-ỏ-lau-ngung-bich-la-mot-buc-tranh-tam-tinh-day-xuc-dong

Dàn bài chứng minh: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.

  • Mở bài:

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiếp theo sau các sự kiện: Kiều thề nguyền, đính ước với Kim Trọng, cảnh gia biến, Kiều bán mình, thất thân với Mã Giám Sinh, Kiều rơi vào tay mụ Tú Bà, Kiều tự sát, mụ Tú Bà cho ra ở lầu Ngưng Bích để đợi “gả chồng” – thực chất là một mưu mô thâm hiểm của Tú Bà mà Kiều không biết. Đoạn truyện cũng hé mở cho người đọc biết trước cuộc đời trôi nổi, sóng gió sau này của Kiều (8 câu cuối của đoạn trích, nhất là 2 câu cuối. Biết bao sự kiện đau lòng dồn dập xảy ra đối với nàng Kiều: vì chữ hiếu, phải dứt tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha ; bị lừa gạt, phải tự vẫn, rồi được đưa ra ở lầu Ngưng Bích để đợi “gả chồng”

  • Thân bài:

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Người đọc có thể hình dung cảnh vật được miêu tả. Có không gian: trước lầu Ngưng Bích. Có thời gian: Mây sớm đèn khuya, chiều hôm. Trong cảnh có con người (nàng Kiều). Mỗi nét cảnh vật đều gắn với con người. Nói đúng ra là cảnh vật hiện ra, được vẽ lại qua con mắt của nàng Kiều. Con mắt của Kiều là con mát của một nỗi lòng buồn thương da diết. Cho nên, cảnh gán chật với tình người.

Trước hết, đó là một bức tranh được vẽ bằng tâm trạng, tình cảm của Kiều.

– Con người buồn – cảnh vật buồn: “Buồn trông cửa bể chiều hôm”….,  “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

– Con người trôi nổi, vô định như “ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu”. Cuộc đời sóng gió bất kì, lắm phong ba biến động như “gió cuốn mặt duềnh… kêu quanh ghế ngồi”.

Và xuyên suốt đoạn truyện là tâm trạng, tình cảm của Kiều trước cảnh ngộ bị giam hãm ở lẩu Ngưng Bích.

– 6 câu thơ đầu (“Trước lầu… tấm lòng”) :

+ Đó là nỗi lòng của một người con gái “cấm cung” bị “giam lỏng” ở lẩu Ngưng Bích (khóa xuân).

+ Đó là tâm sự của Kiều : bẽ bàng (tủi thẹn, xấu hổ), nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng (sầu vì nhớ thương, buồn vì cảnh éo le).

– 8 câu thơ tiếp theo (“Tưởng người… vừa người ôm !”) :

+ Đau đớn nhớ tới Kim Trọng: Mới hôm nào nàng cùng với chàng Kim thề nguyền đính ước, thế mà nay đã phải cắt đứt mối tình ấy một cách đột ngột.. Chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng như vẫn còn kia Kiều đau đớn nhớ tới người yêu, tưởng như lúc nào chàng vẫn đang mong tin nàng một cách uổng công. Còn về phần Kiều thì biết đến bao giờ mới “phai” đi được tấm lòng son sát mà nàng đã quyết dành cho chàng từ cái buổi thề nguyền đính ước. Nỗi tưởng nhớ người yêu day dứt khôn nguôi.

+ Xót thương nhớ đến cha mẹ : Xa cách, Kiều nghĩ đến cảnh cha mẹ sớm hôm “tựa cửa” trông mong tin tức của nàng, và ai là người thay nàng, sớm hôm chàm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Rồi thấm thoắt từ bấy đến nay, chắc cha mẹ nàng đã già yếu cả rồi. Nỗi nhớ thương cũng thật da diết khôn nguôi.

– 8 câu thơ cuối (“Buồn trông cửa bể … kêu quanh ghế ngồi”) : “Buồn trông” được lặp lại bốn lần như một điệp khúc của một khúc ca buồn thảm.

+ Một cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi “cửa bể chiểu hôm” gợi cho nàng một nỗi buồn da diết nhớ thương quê hương, gia đình, không biết đến ngày nào nàng mới được trở về đoàn tụ.

+ Một cánh hoa trôi trên “ngọn nước mới sa” cũng gợi cho nàng nỗi buồn “man mác” về cái số kiếp của nàng rồi sẽ đi đâu ? về đâu ?

+ Nhìn “nội cỏ dàu dàu” nơi “chân mây mặt đất, một màu xanh xanh”, nàng chạnh nghĩ tới cuộc sống tẻ nhạt, vô vị ở nơi váng vẻ, cô quạnh này không biết sỗ kéo dài tới bao giờ.

+ Và cuối cùng là “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng “ầm ầm” vây lấy nàng khiến Kiều kinh hoàng như đứng trước những cơn tai biến dữ dội sắp ập lên cuộc sống của nàng.

Đoạn thơ gây cảm động lòng người:

– Đoạn thơ đánh thức trong ta lòng nhớ thương người yêu, cha mẹ day dứt da diết (như đã nêu ở trên) từ mối tình thủy chung của Kiều đối với người yêu và lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ.

– Đoạn thơ giúp ta nhận rõ nỗi buồn cô đơn, bất định triền miên của kiếp người từ nỗi dày vò, khổ đau, bế tắt, tuyệt vọng, không lối thoát của Kiều (và biết bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến) trước cảnh ngộ éo le của đời mình.

– Đoạn thơ gợi cho ta nỗi xót thương cho thân phận, cảnh ngộ nàng Kiều, đồng thời khiến ta thêm căm giận cái xã hội đã đẩy Kiều vào cảnh ngộ đó.

  • Kết bài

Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh trữ tình đầy xúc động. Đoạn truyện không những cho ta biết cảnh ngộ éo le của Kiều mà qua nỗi lòng của Kiều ta càng thấy rõ mối tình thủy chung đối với người yêu và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của nàng (Kiều đã quên mình vì cha mẹ, đã tự đày đọa mình khi phải dứt tình với người yêu). Nỗi buồn của nàng thật đáng thương. Tấm lòng của nàng thật đáng trọng. Và ta càng căm giận cái xã hội bất công, tàn bạo đã đày đọa những con người tài hoa như nàng vào kiếp sống lưu lạc tủi nhục mà hai câu thơ cuối đã dự báo : “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang