on-tap-tieng-viet-sgk-ngu-van-9-tap-1

Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp, cách dân gián tiếp – Học kỳ I lớp 9)- SGK Ngữ văn 9, tập 1

Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp, cách dân gián tiếp – Học kỳ I lớp 9)

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại:

– Phương châm về lượng
– Phương châm về chất
– Phương châm quan hệ
– Phương châm cách thức
– Phương châm lịch sự

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

II – XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

III – CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

2. Đọc lại đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất lại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

– Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói:

– Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.


* Soạn bài:

Ôn tập Tiếng Việt

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1: Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại.

– Phương châm về chất: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

– Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

– Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

– Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2: Một số tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại.

Chuyện 1: Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết, sóng là gì:

Học sinh trả lời:

– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

Mẩu chuyện trên, học sinh không tuân thủ phương châm quan hệ trong giao tiếp.

Chuyện 2: Người con đăng ki học tin học ngoài giờ, về nói với bố:

– Bố ơi! Cho con tiền đóng để học tin học.

Người bố hỏi:

– “Tin học” là gì con?

Người con trả lời:

– “Tin học” là ai “tin” thì đi “học”!

Câu trả lời của người con không tuân thủ phương châm về chất trong giao tiếp.

II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1: Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong hội thoại.

– Tôi, tao, tớ, ta, mình, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó, chúng tôi…

– Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, thầy, cô, bạn…

Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.

Chẳng hạn chị của mình là cô giáo dạy mình, trong lớp học phải xưng cô – em: ngoài đời xưng hô là chị – em.

Hoặc một người bạn mới quen cùng lúc có thể xưng hô: tôi, mình bạn; khi đã quen thân có thể xưng hô tớ – cậu…

Câu 2: Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo quan điểm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

– Phương châm: xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

Ví dụ:

+ Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, ý tôn kính.

+ Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô, anh… dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự. Có khi n đốì thoại nhỏ hơn mình nhưng vẫn xưng là em, gọi người nghe là hoặc bác (thay cho con).

Câu 3: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Sở dĩ trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: hầu như tiếng Việt không có từ xưng hô mang tính chất trung hòa. Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn của trình giao tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang