de-thi-hoc-ki-1-ngu-van-7-de-bai-2

Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 7 (Đề bài 2)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 7.
Thời gian làm bài: 90 phút.

Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

“Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài”.

(Dừa ơi – Lê Anh Xuân)

Câu 1: Xác định biện pháp điệp ngữ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp điệp ngữ ấy.
Câu 2: Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ?
Câu 3: Từ hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân (trình bày từ 2 đến 3 câu)

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Những chuyến tham quan, du lịch về với thiên nhiên làng quê luôn để lại trong em những tình cảm sâu sắc. Hãy viết bài văn cảm nghĩ về một hình ảnh (con vật đáng yêu, cảnh làng quê yên bình, vẻ đẹp một loài hoa,…) đã để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. 

(Bài văn biểu cảm có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả)

13 bình luận trong “Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 7 (Đề bài 2)”

  1. Trả lời:
    Câu 1:
    – Điệp ngữ: “Dừa”.
    – Tác dụng: Khẳng định sức sống mãnh liệt, bất khuất của cây dừa quê hương.

    Câu 2: Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả qua những hình ảnh:
    + Đứng hiên ngang cao vút
    + Lá vẫn xanh.
    + Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
    + bị thương dừa không cúi xuống
    + ngẩng lên ca hát giữa trời
    + thân dựng pháo đài

    Câu 3: Từ hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ, em rút ra được bài học: Không bao giờ chịu khuất phục, đầu hàng trước nghịch cảnh. Sống cần phải lạc quan, tin tưởng ngày mai. Chỉ cần có niềm tin tưởng, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh và thành công trong cuộc sống này.

  2. phần II
    bài làm

    hồi lúc nhỏ,em được bố mẹ dẫn đi chơi.Em đã có nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương của em.
    Em được sinh ra ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng quê mẹ em ở Bình Dương vậy nên em hay về quê của mẹ em chơi.Mỗi ngày trên quê rất mát mẻ và đẹp,không khí rất mát mẻ
    Khi em dậy sớm,ông mặt trời chỉ sáng một chút và những hạt sương cứ bay vòng vòng nhà.Lúc còn sớm, em chỉ nghe thấy tiếng gà kêu và tiếng chim hót.Ðến lúc trời sáng hoàn toàn thì em chuẩn bị ăn sáng,khi ăn xong thì thỉnh thoảng em ra ngoài để tận hưởng luồn gió mát mẻ.Các bác nông dân bắt đầu ra làm việc ở những cánh đồng lúa vàng.
    Em hứa sẽ học thật giỏ để phát triển và giữ gìn quê hương của em.

  3. Câu1:điệp ngữ:dừa
    Tác dụng:làm nổi bật hình ảnh và sức sống mạnh mẽ
    Câu 2: Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả: dừa đã hai lần máu chảy, dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, dừa bị thương nhưng không cúi xuống, dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.
    câu 3:cho dù có khó khăn như thế nào thì chỉ cần cóa nghị lực và kiên cường mới giúp chúng ta vượt quá khó khăn. Nếu có thất bại bao nhiêu lần thì mình cũng phải đứng dậy không được chịu thua bất cứ hoàn cảnh nào.
    Phần 2 Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
    Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.

    Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
    Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
    Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
    Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
    Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
    Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.

    Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
    Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
    Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách

  4. Phần II :
    Bài làm:

    Hè năm lớp 5 em được bố mẹ dẫn về quê chơi. Em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp và thêm yêu quê hương của mình .

    Em được sinh ra ở thành phố nhưng quê ba em ở Tiền Giang nên em thường về quê ba em chơi.Mỗi ngày trên quê rất đẹp . Không khí ôn hòa mát mẻ làm sao . Khi ông mặt trời dậy đánh thức vạn vật sau màn đêm tăm tối , báo hiệu đến chú gà trống đánh thức mọi người . Những giọt sương đêm thấy thế cũng nhảy ngay xuống đất. Vạn vật tỉnh dậy và bắt đầu làm việc của mình . Bầu trời buổi sáng thật là yên tĩnh và trong lành , chỉ nghe tiếng chim hót trong từng kẽ lá và tiếng gà trống báo thức. Những làn gió thổi qua mang theo khí hậu mát mẻ , trong lành cùng với những chú chim vừa tỉnh giấc .

    Sau khi ăn sáng đầy đủ , em cùng bố ra cánh đồng ngắm cảnh. Cánh đồng lúa vàng rực như tấm thảm vàng khổng lồ . Thỉnh thoảng , có những cơn gió nhẹ thoáng qua mang theo hương lúa tỏa khắp nơi. Lúa chín vàng báo hiệu sắp đến ngày thu hoạch.

    Các bác nông dân bắt đầu ra đồng làm việc . Cánh đồng lúa vàng ươm được các bác nông dân thu hoạch thật nhanh. Thấy các bác làm việc thật cực nhọc nên em chạy ngay về nhà lấy một bình nước đem ra cho các bác uống .

    Đến trưa , em phải về nhà ăn cơm nhưng không quên nói lời tạm biệt với các bác.

    Đến cuối ngày , cũng là thời gian quê em yên tĩnh nhất . Đứng trước cửa nhà , khung cảng thật yên tĩnh , không lấy một bóng người .
    Quê hương thật quan trọng đối với mỗi con người . Quê hương là nơi đã tạo dựng bao nhiêu kỉ niệm đến bao người. Em nhận ra mình phải cố gắng học tập thật giỏi để phát triển quê hương thêm nữa

  5. Câu 1:

    Biện pháp điệp ngữ có trong đoạn trích là: điệp ngữ cách quãng”dừa”. Tác dụng: nhằm tôn lên sự tôn nghiêm của cây dừa. 

    Câu 2: Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả: dừa đã hai lần máu chảy, dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, dừa bị thương nhưng không cúi xuống, dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

    Câu 3: Từ hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ,em rút ra được bài học cho bản thân là: không được cúi đầu hay chịu thua trước mọi hoàn cảnh. Nếu có thất bại thì phải mạnh mẽ đứng dậy. Chỉ có nghị lực kiên cường mới giúp chúng ta vượt qua khó khăn, trở ngại, vươn đến thành công.

  6. I. Đọc Hiểu.

    1. Điệp ngữ: “Dừa”. Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh cây dừa và ngợi ca sức sống rất mãnh liệt của nó.

    2. Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi nhớ qua câu thơ” “Ôi thân dừa đã hai lần chảy máu , biết bao đau thương biết mấy oán hờn . Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút , Lá vẫn xanh hết mực dịu dàng , Dừa bị thương dừa không cúi xuống, Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời”

    3. Bài học: Cho dù có khó khăn, trở ngại như thế nào, bạn cũng được từ bỏ. Chỉ cần tự tin vào bản thân, không ngừng nỗ lực vươn lên nhất định bạn sẽ thành công.

  7. I. ĐỌc hiểu::

    Câu 1:
    – Điệp ngữ: “dừa”.
    – Tác dụng: làm nổi bậc hình nahr cây dừng và sức sống mạnh mẽ của nó.

    Câu 2: Sức sống mãnh liệt của cây dừ được gợi tả qua các hình ảnh:
    – Dừa bị thương dừa không cúi xuống
    – Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
    – Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
    – Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài”.

    Câu 3:
    Em rút ra được bài học là không bao giờ gục ngã trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn như thế nào. Chỉ khi chúng ta không ngừng nỗ lực vươn lên, chúng ta mới có cơ hội thành công. Còn nếu trước nghịch cảnh mà sớm từ bỏ thì chỉ nhận lấy thất bại mà thôi.

  8. Câu 1. Điệp ngữ: “Dừa”. Tác dụng: nhấn mạnh sức sống hiên ngang, bất khuất của cây dừa quê hương.
    Câu 2. Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi ta qua những hình ảnh: đứng hiên ngang cao vút; Rễ dừa bám sâu vào lòng đất; dẫu bị thương vẫn không cúi mình xuống đất,…
    Câu 3: Từ hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ, em rút ra được bài học là hãy kiên cường và mạnh mẽ dù có thất bại. Đừng cảm thấy nhục khi bạn ngã mà thấy nhục khi bạn không thể đứng dậy được.

  9. 1) Điệp ngữ có trong văn bản trên: “Dừa”
    – Tác dụng:tác giả muốn nhấn mạnh tình cảm đặc biệt của mình đối với cây dừa như một người bạn thân thuộc

    2) Những hình ảnh gợi tả sức sống mãnh liệt của cây dừa:
    -Dừa vẫn đứng hiên ngang
    -Dừa bị thương dừa không cuối xuống
    -Thân dừa đã hai lần máu chảy
    -Lá vẫn xanh hết mực dịu dàng
    -Dừa lại đứng lên thân làm pháo đài

    3) Từ hình ảnh của cây dừa em rút ra được bài học cuộc sống luôn đặt ra những khó khăn, trở ngại để con người vượt qua. Bởi vậy, chúng ta luôn phải có ý chí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại ấy, vươn tới thành công. Cho dù thử thách trước mắt có khó tới đâu thì ta vẫn sẽ hiên ngang mà đánh bại nó.Đây là một sức tính tốt mà mỗi con người chúng ta nên rèn luyện và phát huy trong đời sống thường ngày.

  10. Phần 1:

    1.Điệp ngữ: Dừa và tác dụng là nhấn mạnh cây dừa đã chịu khổ cực nhưng vẫn lến mạnh theo tác giả.<2.Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả qua những hình ảnh là: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút. Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng .Rễ dừa bám sâu vào lòng đất. Như dân làng bám chặt quê hương. Dừa bị thương dừa không cúi xuống.Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời. Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng.Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài3.Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học là trong cuộc sống, chúng ta phải chịu khó, chịu những đau thương. Nhưng không phải vì thế mà ta bỏ cuộc, ta phải cố gắng vương lên tùng ngày thì mới thành công. Vì vậy, người xưa có câu " Thất bại là mẹ thành công" ý là nói chúng ta phải chịu gian nan vất vả thì mới có thành quả tốt.Phần2:"Trâu khoẻ chẳng lo cày trưa, ...’’ Đó câu ca dao nói về tình bạn gắn bó giữa trâu và người nông dân , tình bạn thắm thiết của nhà nông với chú trâu cày . Và em cũng thế , em cũng có một người bạn như thế . Bạn trâu này sống ở nhà ngoại em đã lâu lắm rồi . Từ khi em còn chập chững biết đi thì bạn ấy chỉ là một chú nghé con cho đến khi em khôn lớn thì bạn ấy đã trở thành một chàng trai trâu cường trán .Và cậu cũng có một cái tên là Lông Đen.Chàng thanh niên trâu đối với gia đình ngoại em rất quân trọng vì ngày ngày , Lông Đen đều phụ giúp gia đình em cày ruộng , lúc thu hoạch chú là người phải vác những gánh lúa trên lưng để chở về . Những lúc chiều tà , chú trở thành chiếc xe hơi chở tui em ra cánh đồng cỏ thả diều ,đá bóng ,… . Trong lúc đó , chú luôn tranh thủ ăn cỏ để cho thật no bụng sau một ngày làm việc vất vả ngon . Làn da chú dày , đen bóng được phủ một lớp long dày ngắn trông thật mượt mà . Bốn cái giò của chú săn chắc như cái cột đình , bốn cặp giò ấy luôn giúp chú cày một nhanh hơn . Cặp sung của chú cong vuốt làm cho chú trông rất oai phong lẫm liệt . Đôi mắt chú lúc nào cũng to và có cặp long mi rất dài , nhưng đôi mắt chú luôn ươn ướt như muốn khóc , nhìn chú thật tội nghiệp làm sao .Em nhớ có một ngày nọ , khi em còn nhỏ .Bạn hẹn em đi chơi ở một cánh đồng xa nhà , lúc ấy em lười đi nên nói dối với bà ngoại là dẫn trâu đi ăn cỏ . Ngoại đồng ý ngay vì ngoại nghĩ cho trâu ăn ngon một bữa , vậy là em cùng trâu đi đến nơi đã hẹn . Sau đó dến chiều , em lo đi chới với bạn nên trâu đã tự về do quá  ăn no và buồn ngũ , quả là một chú trâu thông minh . Đến tận chập tối , em mới nhó đến Lông Đen và vội vã tìm chú . Em tìm cho đến 7,8 giờ tối mà không thấy chú đâu , do quá lo lắng cho bạn mà còn sợ bị đánh nên em đã ko đi về nhà mà nhờ bạ tìm phụ khắp làng nhưng cũng không tìm ra . Lúc này , bà Ba hàng xóm nhìn thấy em và hô lên : Nó ở đây nè , nó ở đây nè’’. Nghe thấy thế , cả nhà em cuốn cuồn chạy đến . Thì ra , Lông Đen đã tự về một mình vì đã buồn ngủ ,và nhingthấy trâu mà không thấy em nên cả nhà nhờ hàng xóm đi kiếm em . Sau kỉ niệm ấy , em rút ra được rằng Loài vật luôn thông minh hơn con người chung ta tưởng .Mặc dù đã lên thành phố ở nhưng em không thể nào quên được chú vì mỗi dịp hè về , em lại được về quê thăm chú . Bất kì lúc nào rảnh, em đều gọi điện thoại về quê để thame ngoại và anh bạn Lông Đen của em.

  11. Bài làm:

    Câu 1. Điệp ngữ: “Dừa”. Tác dụng: nhấn mạnh sức sống hiên ngang, bất khuất của cây dừa quê hương.

    Câu 2. Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi ta qua những hình ảnh: đứng hiên ngang cao vút; Rễ dừa bám sâu vào lòng đất; dẫu bị thương vẫn không cúi mình xuống đất,…

    Câu 3. Từ hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ, em rút ra bài học cho bản thân: Không bao giờ chịu khuất phục trước nghịch cảnh, Siêng năng cần cù, Lạc quan tin tưởng vào tương lai,….

  12. I. Đọc hiểu.
    1.
    – Điệp ngữ: “dừa”
    – Tác dụng: tác dụng nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của cây dừa quê hương và tình cảm mến yêu, tự hào của tác giả đối với cây dừa ấy.

    2.
    – Sức sống mãnh liệt của cây dừa được gợi tả qua những hình ảnh vươn lên giữa bao gió bão, bao cơn nắng cháy da thịt.

    3.
    Dừa là một người bạn rất hữu ích với người dân quê Việt Nam. Nó rất có ích cho cuộc sống và tinh thần của người dân, gắn liền với cuộc sống của con người, gắn bó tới nỗi không thể nào thiếu đi đc thứ quả ngọt mát ngon lành đầy bổ dưỡng của thiên nhiên ban tặng cho con người.

    Phần II. Làm văn.

    Bài làm:

    Lâu nay chỉ được nghe, cuối hè rồi, tôi mới được tận mắt thấy phong cảnh Đồng Tháp Mười khi cùng ba tôi tham gia đoàn tham quan tỉnh Đồng Tháp.

    Hôm ấy, sáng sớm chúng tôi khởi hành từ thị xã Sa Đéc. Tiếng máy khởi động của chiếc thuyền khuấy động cả không khí êm đềm của thị xã xinh xắn trong lành. Chiếc thuyền từ từ rời bến. Một làn khói xám từ ống khói tỏa lên vẽ thành một vệt dài.

    Rời khỏi đoạn kênh hẹp uốn khúc ngoằn ngoèo, chiếc thuyền bắt đầu đổ vào dòng sông lớn. Trước mặt tôi, một dòng sông rộng mở ra, làn nước đục màu phù sa nhấp nhô gợn sóng. Hai bên bờ, một màu xanh trải rộng. Lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt bóng dáng cây tràm đầm chân trong nước, bóng dáng rặng trâm bầu, đặc biệt là bóng dừa xanh mát gợi lên một cảm giác thú vị về sự trù phú của đất nước và con người.

    Hơn một giờ sau, chiếc thuyền lại bỏ dòng sông lớn, rẽ vào một dòng kênh ở bờ bên phải. Ba tôi bảo: “Đó là kênh Nguyễn Văn Tiếp”. Thuyền chúng tôi đi giữa xóm làng ngập nước trắng xoá. Từng ngôi nhà mấp mé nước với đôi chiếc xuồng nhỏ buộc trước cửa. Thân thương nhất vẫn là hình ảnh từng rặng tràm xanh kiên cường chịu sóng gió, bám giữ đất đai.

    – Mình về đây nhằm mùa nước nổi. Chớ về đây vào mùa khô, mình sẽ gặp nhiều đồng cỏ mênh mông Ba tôi nói với tôi như vậy.

    Chúng tôi đi ngang qua thị trấn Tháp Mười sầm uất với đầy đủ bệnh viện, cơ quan, cửa hàng, trường học, màu ngói đỏ au soi bóng bên ngã ba kênh. Tôi thích thú nhất với hình ảnh nhiều chiếc xuồng nhỏ buộc xúm xít bên trường học. Giá như sống ở đây tôi sẽ được đến trường bằng xuồng. Còn gì thú vị hơn! Gần đứng bóng, chúng tôi đến Tháp Mười ghé thăm tháp mười tầng và ngôi nhà xưa còn nhiều di vật của một văn hoá nào đó đã xa xăm.

    Chúng tôi dừng lại khá lâu bên phần mộ Đốc Binh Kiều, một trong các lãnh tụ đầu tiên khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ. Lòng không khỏi bồi hồi nghĩ về một thời đắng cay của đất nước đã chìm sâu vào quá khứ.

    Đoàn chúng tôi trở về lúc xế chiều. Vì mệt mỏi, tôi ngủ thiếp đi trong tiếng thuyền máy rầm rì, tiếng nước vỗ mạn thuyền… Hình ảnh các dòng kênh, các mái nhà bên bờ nước với chiếc xuồng con buộc trước ngõ, đôi rặng tràm xanh ngát hiện lên trong giấc mơ thật đẹp của tôi.

  13. Câu 1 : Biện pháp điệp ngữ là từ “dừa”.
    – Tác dụng: nhấn mạnh sức sống của cây dừa và niềm tự hào của tác giả đối với quê hương.

    Câu 2: Cây dừa có một sức sống mãnh liệt là dừa vẫn đứng lên dịnh pháo đài.

    Câu 3: Em rút được bài học: Dù có ở trong hoàn cảnh khác nghiệt thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải nỗ lực vượt qua. Chỉ có cố gắng mới làm nên thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang