Văn dĩ tải đạo nghĩa là gì?

Văn dĩ tải đạo nghĩa là gì?

Về mặt lý luận, văn học là một hiện tượng xã hội, xã hội như thế nào văn học như thế đó quan niệm xã hội về văn học có ảnh hưởng rất lớn đến văn học từ mục đích viết văn đến phạm vi đề tài,hình thức thể loại,ngôn ngữ văn học… Trong xã hội phong kiến trung cổ nước ta, văn học viết là văn học chính thống và là sản phẩm trí thức thời phong kiến. Tầng lớp trí thức này xưa hầu hết chịu ảnh hưởng của hán học. Nho giáo từ trung quốc vào việt nam được thể hiện hai mệnh đề: “Văn dĩ tải đạo“thi dĩ ngôn chí”, nghĩa là văn dùng để tải đạo và thơ dùng để nói chí, hai mệnh đề này thật ra là hai. Cổ đại Trung Hoa cho rằng “văn” bao gồm cả thơ (thi), còn “chí” ở đây là ”chí ư đạo”. Vì vậy quan niệm “thi ngôn chí” được gói gọn trong “văn dĩ tải đạo”.

Theo cách hiểu người xưa, “văn” là hình thức đẹp nó là một tổng thể hình thức mà người xưa cho là phải đẹp. “Văn” này bao gồm tất cả những hình thức có chứa đựng “đạo”. Đạo” là cái lẽ tự nhiên (thiên đạo), là nguyên lí hình thành của càn khôn, là chu trình biến dịch trong sự hài hòa Âm Dương, và gần gũi nhất. “Đạo” là cách cư xử tốt đẹp, hướng thiện của con người (nhân đạo). Đó là giá trị cốt lõi của con người, từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, để phân biệt với vạn vật trong vũ trụ bao la này.

Với quan niệm “văn dĩ tải đạo” nó cải tạo con người, hạn chế dục vọng. Theo quy luật trật tự của trời đất các nhà nho thường nêu bậc đạo lý thánh hiền thu nhỏ cá nhân. Với quan niệm này, Nho giáo làm cho văn học có phần xa rời cuộc sống, ức chế tình cảm, thiếu sinh khí, ít cách tân… Thế nhưng, văn học trung đại ở nước ta vẫn phát triển liên tục ngày càng có nhiều tác giả lớn, tác phẩm hay đã kết hợp tinh thần dân tộc văn học này không những đề cập đến những nội dung kinh điển của nho giáo, thường họ còn lý giải những vấn đề trọng đại như chống ngoại xâm, xây dựng tổ quốc…

Như vậy, cần phải hiệu mệnh đề “văn dĩ tải đạo” một cách rộng hơn, sâu hơn cách hiểu lâu nay trong giới nghiên cứu về đạo. Rõ ràng nói văn chở đạo (hay minh đạo, quán đạo cũng thế) cũng tức là nói văn chương phải thể hiện mô phỏng cho được cái phương thức kết cấu và vận động của vũ trụ (cố nhiên là theo quan niệm của Nho giáo). Rõ ràng khi chủ trương văn chương chuyên chở đạo,  các nhà nho đã nhìn thực tại khách quan không phải như nó vốn tồn tại mà như một biểu tượng cụ thể cho quan niệm chủ quan mình về đạo. Từ đó mà tất cả mọi hình tượng của văn chương nhà nho đều không đơn nghĩa. Nhà nho không quan tâm đến tính chất khách quan của đối tượng được miêu tả. Cái anh ta quan tâm là ý nghĩa nằm ẩn ở bên trong, bên ngoài, đằng sau sự vật, hiện tượng được miêu tả. Đây là điều cần chú ý, đặc biệt là với những ai muốn đi tìm một chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ, nơi người xưa chủ trương văn phải chuyên chở đạo.

Quan niệm “văn dĩ tải đạo” ảnh hưởng đến đời sống văn học, mục đích viết văn, phạm vi đề tài, hình thức thể loại.. góp phần tạo nên tính đặc thù của văn học trung đại.

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang